Mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì – 5 lý do gây đổ mồ hôi tay bạn cần biết!

Ngày đăng: 27 Tháng Chín, 2018
5/5 - (7 bình chọn)

Những cái bắt tay trơn trượt vụng về, việc cầm nắm đồ vật trở nên khó khăn do lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi khiến bạn không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Bước quan trọng đầu tiên là bạn cần tìm hiểu đổ mồ hôi tay là bệnh gì để tìm ra cách chữa trị hiệu quả.

5 nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay

Các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích như tâm lý, môi trường và một số bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi tay:

Căng thẳng, lo âu, stress tâm lý

Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi thường được kích hoạt và trở nên tồi tệ hơn khi bạn đang ở trong một tình huống căng thẳng, lo lắng. Đây cũng là phản ứng tự nhiên khi cơ thể bạn cảm nhận một “mối đe dọa” đang đến gần.

Môi trường quá nóng bức

Thời tiết quá nóng bức có thể khiến đổ mồ hôi toàn thân và không ngoại trừ đôi tay của bạn. Đây là cơ chế tự nhiên để giải phóng nhiệt lượng dư thừa, đảm bảo cân bằng nhiệt và nội môi trong cơ thể.

Chế độ ăn nhiều đồ cay nóng

Một số thực phẩm và đồ uống có tính chất cay nóng sẽ thúc đẩy ra mồ hôi tay nhiều; chẳng hạn như tỏi, hành, ớt, mù tạt, cà phê, rượu, bia…

Hút thuốc lá

Nicotin trong khói thuốc khi vào cơ thể sẽ liên kết với các thụ thể thần kinh trong hệ giao cảm. Điều này kích thích các tuyến mồ hôi tay của bạn khiến bàn tay ướt đẫm mồ hôi.

Một số bệnh lý cơ bản

– Mất cân bằng nội tiết: Hormon nội tiết ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của hệ giao cảm, kích thích tuyến mồ hôi tăng tiết. Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết gây đổ mồ hôi tay nhiều là cường giáp, suy giáp, đái tháo đường, mãn kinh, u tiền liệt tuyến…

– Rối loạn thần kinh thực vật: Người bệnh bị mồ hôi tay nhiều và không xác định được nguyên nhân, thường có tính chất di truyền trong gia đình.

– Ung thư: u lympho, bệnh bạch cầu…

– Bệnh tim mạch: bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…

– Bệnh phổi

– Bệnh nhiễm trùng: thường gặp nhất là do nhiễm vi khuẩn lao.

Bạn nên đi khám bác sỹ nếu đã trải qua tình trạng đổ mồ tay quá mức trong hơn 6 tháng và gặp phải nhiều trở ngại do mồ hôi tay trong cuộc sống hằng ngày.

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì?

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì?

Lời khuyên giúp bạn đối phó với chứng đổ mồ hôi tay nhiều

– Dùng chất chống mồ hôi ngoài da bôi xoa lên lòng bàn tay trước khi ngủ.

– Tránh các thực phẩm kích thích hệ thần kinh giao cảm (cà phê, rượu bia, gia vị cay…).

– Thư giãn tinh thần bằng thiền tịnh hoặc hít thở sâu để kiểm soát sự căng thẳng có thể kích hoạt tuyến mồ hôi tay tăng tiết.

– Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B, chất xơ như gạo lứt, yến mạch, anh đào, ớt xanh, cà chua…

– Dùng cách dân gian: ngâm tay trong nước lá lốt, thoa dung dịch nước chanh tươi và soda hoặc nước giấm táo vào lòng bàn tay trước khi đi ngủ…

– Dùng thảo dược trị mồ hôi: Các vị thuốc Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ… có tác dụng săn se bề mặt da, ổn định hệ giao cảm làm giảm tiết mồ hôi. Do đó bạn có thể dùng chúng dưới dạng thuốc sắc để điều trị mồ hôi tay rất hiệu quả.

Người bị đổ mồ hôi tay nhiều nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B

Đừng để mồ hôi tay quá mức là trở ngại để bạn có một cuộc sống bình thường. Biết được đổ mồ hôi tay là bệnh gì và kiểm soát các tác nhân gây bệnh là điều quyết định việc điều trị chứng mồ hôi tay nhiều của bạn có thành công hay không.

Xem thêm: Mồ hôi tay – chứng bệnh phiền toái không dễ đối phó

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthxchange.sg/head-neck/brain-nervous-system/sweaty-palms-feet-coping-tips

Viết bình luận