Bệnh động kinh

Để chẩn đoán động kinh cần làm xét nghiệm gì?

Ngày đăng: 25 Tháng Ba, 2017
4/5 - (5 bình chọn)

Để chẩn đoán động kinh, bác sĩ sẽ cần khai thác các triệu chứng mà người bệnh hay những người thân mô tả, kết hợp với một số xét nghiệm kiểm tra nhất định. Vậy các xét nghiệm này là gì? Bạn đọc có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh

Điện não đồ thường (EEG)

Đây là xét nghiệm chẩn đoán đơn giản nhất, nhưng lại là quan trọng nhất đối với bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ mắc bệnh động kinh. Điện não đồ giúp đánh giá hoạt động điện bên trong não bộ. Trong điều kiện lý tưởng nhất, người bệnh phải được đo điện não đồ trong 24 giờ sau cơn động kinh.

Một lần đo điện não đồ thường kéo dài hơn một giờ. Trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bác sỹ sẽ cho người bệnh đo điện não đồ trong thời gian dài hơn, trong cả ngày hoặc trong khi người bệnh đang ngủ. Đo điện não đồ cầm tay là chiếc máy giúp theo dõi điện não của người bệnh trong thời gian dài. Người bệnh sẽ được đo nhiều lần nếu khó chẩn đoán, hoặc khi nghi ngờ mắc cơn động kinh cục bộ khó phát hiện.

Điện não đồ Video (VEEG)

Điện não đồ video là phương pháp đo điện não đồ, kết hợp với theo dõi các biểu hiện tương ứng của bệnh nhân thông qua một camera ghi hình ảnh. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ co giật không phải do nguyên nhân động kinh chẳng hạn như co giật tâm lý, chứng rối loạn giấc ngủ…

Chụp cắt lớp não (CT scan)   

Chẩn đoán hình ảnh bằng CT scan là phương pháp có khả năng thăm dò hình ảnh não bộ được ưu tiên sử dụng cho cả trẻ em và người trưởng thành khi lần đầu mắc cơn co giật. Kỹ thuật chụp cắt lớp là đủ để phát hiện các bất thường khác trong não bộ (nếu có) hoặc chỉ đơn thuần là để chắc chắn cấu trúc não bộ có bất thường gì.

Chụp cắt lớp giúp phát hiện vùng não bị tổn thương gây ra cơn động kinh

Chụp cắt lớp vi tính giúp cung cấp các hình ảnh sắc nét, nhiều thông tin hơn so với chụp X-quang cả về cấu trúc xương, các mô mềm, các hình ảnh của các cơ quan như não, mạch máu, các tổn thương nếu có…

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Các bác sỹ khoa khuyến cáo trẻ em dưới một tuổi bị co giật và người bệnh có các triệu chứng được cho là có liên quan tới các rối loạn tâm thần nên thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây cũng là một kỹ thuật cho phép thăm dò hình ảnh não bộ đề tìm các bất thường về cấu trúc các vùng não, mạch máu, khối u… gây ra cơn động kinh.

Các kỹ thuật nâng cao chẩn đoán hình ảnh khác

Hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mới đang được nghiên cứu áp dụng bao gồm: Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) giúp xác định các vị trí não bị tổn thương hoặc hình thành sẹo – nơi gây ra các cơn động kinh cục bộ. Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT) cũng có thể được dùng khi các phương pháp chẩn đoán ở trên không có tác dụng.

Chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân không phải động kinh

Bên cạnh việc khai thác triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm, để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, các bác sĩ còn cần phải loại trừ một số nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh động kinh. Chẳng hạn như:

– Ngất xỉu do lưu lượng máu về não tạm thời bị giảm xuống đột ngột. Người bệnh có thể đột ngột ngất xỉu và co giật. Sự khác biệt là người bệnh bị ngất xỉu nếu co giật thì các chuyển động thường sẽ không “nhịp nhàng” và các cơ bắp sẽ bị giãn ra (mềm ra) khi ngất.

– Đau nửa đầu thường dễ nhầm lẫn với cơn động kinh cục bộ bởi vì cả hai trường hợp này đều có thể nhìn thấy ảo giác về hình ảnh. Người bệnh động kinh cục bộ thường nhìn thấy những hình ảnh màu sắc rực rỡ, những đốm tròn, trong khi người bệnh đau nửa đầu có xu hướng nhìn thấy hình ảnh đen, trắng xen kẽ nhấp nháy. Sau các triệu chứng này một vài phút người bệnh đau nửa đầu thường sẽ bị đau một bên đầu.

– Cơn hoảng loạn: Một số người bệnh trong cơn hoảng loạn có triệu chứng rất giống cơn động kinh cục bộ. Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, toát mồ hôi lạnh, run rẩy, cảm giác khó thở, đau tức ngực, nghẹt thở, buồn nôn, bồn chồn sợ hãi, cảm thấy ớn lạnh hoặc nóng ran.

Cơn hoảng loạn có thể bị chẩn đoán nhầm thành động kinh cục bộ

– Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi triệu chứng buồn ngủ quá nhiều vào ban ngày. Người bệnh buồn ngủ bất cứ lúc nào vào ban ngày mà không kiểm soát được và có thể kèm theo mất trương lực cơ. Chính vì vậy nó cũng dễ bị chẩn đoán nhầm thành động kinh.

Có rất nhiều các chứng, bệnh có các triệu chứng giống bệnh động kinh. Do đó, nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ là động kinh thì cũng đừng vội lo lắng. Hãy sắp xếp thời gian đi khám bệnh tại chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác.

Dược sĩ Hoàng Nam

Tham khảo: http://www.nytimes.com/health/guides/disease/epilepsy/diagnosis.html   

Viết bình luận

  1. Lê Vương, :

    Chào bác sỹ,em bị bệnh động kinh năm 12 tuổi đến nay 23 tuổi vậy làm sao cho hết được ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lê Vương,
      Không biết tần suất và mức độ cơn hiện tại của bạn như thế nào? Động kinh là căn bệnh mạn tính, cần điều trị trong thời gian dài và thực tế rất khó để chữa hết hoàn toàn bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đáp ứng thuốc, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc…. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, nếu áp dụng đúng giải pháp, bạn hoàn toàn có thể giảm dần cơn và có cuộc sống, công việc bình thường như những người khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chuyen-gia-giai-dap-benh-dong-kinh-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/dieu-tri-benh-dong-kinh-de-hay-kho.html
      Với tình trạng hiện tại, bạn nên đi tái khám thường xuyên tại các bệnh viện uy tín và tiếp tục dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống khoa học và tham khảo sử dụng kết hợp sản phẩm bổ trợ chứa An tức hương, Câu đằng để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn động kinh hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/chua-dong-kinh-bang-thuoc-nam-hieu-qua-neu-ap-dung-dung.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ số điện thoại: 0972.032.029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Nhung, :

    Chào bác sỹ ạ.con trai cháu dc 28 tháng tuổ,sáng nay cháu dậy sớm nên đòi xem đt. xem dc 1 lúc thì thấy cháu nằm nghiêng bị co giật.xin bác sỹ tư vấn giúp cháu với ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nhung,
      Không biết cơn co giật kéo dài trong bao lâu? Biểu hiện co giật của con bạn có thể do một số nguyên nhân gây ra như bệnh động kinh, rối loạn thần kinh tạm thời, hạ canxi máu, hạ đường huyết,… Hiện tình trạng này mới xảy ra một lần, do vậy gia đình bạn không nên quá lo lắng, trước hết bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Thần kinh tại các bệnh viện khám, làm thêm điện não đồ để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám co giật, động kinh trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơn co giật tái phát, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ chứa thảo dược như An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học tự nhiên để giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật do mọi nguyên nhân.
      Sau khi thăm khám, nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972 032 029, chúng tôi sẵn sàng giải đáp giúp bạn.
      Chúc bé sức khỏe!

  3. Thêu, :

    Chào bsi. Bsi cho e hỏi con nhà e được 5 tuổi. Đêm chuáu ngủ cháu bị giật 1 cái xong r người cháu cứng đơ ra là làm sao ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thêu,
      Không biết tình trạng này mới chỉ xảy ra một lần gần đây hay đã lặp lại thường xuyên trước đó? Biểu hiện co giật, cứng người có thể do một số nguyên nhân gây ra như co giật tâm lý, bệnh động kinh, hạ canxi máu, rối loạn thần kinh tạm thời, hạ đường huyết, sốt cao… Do vậy, nếu thấy cơn co giật tái diễn nhiều lần, bạn nên đưa bé tới các bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó sớm có hướng điều trị hiệu quả. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi đến số 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn chi tiết.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!