Bệnh động kinh

6 dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi thường gặp nhất hiện nay

Ngày đăng: 10 Tháng Mười Một, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng thường gặp nhất, chiếm khoảng 60%. Trong đó, bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi thường rất khó nhận biết, và nếu không sớm được điều trị, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu chứng bệnh này qua bài viết sau.

6 dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ nên chú ý

Di chứng sau cơn co giật sơ sinh lành tính

Cơn co giật sơ sinh lành tính có thể xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên khi trẻ mới ra đời với các biểu hiện điển hình là cơn run giật chân tay, lan tỏa từ nửa người bên này sang bên đối diện, kéo dài khoảng 20 – 30 giây. Đa phần các trẻ sẽ không xuất hiện cơn co giật nào sau đó, tuy nhiên vẫn có một số trẻ tiếp tục bị co giật khi lớn lên và tiến triển thành bệnh động kinh.

Chứng co thắt ở trẻ sơ sinh, dạng động kinh thể West

Trẻ thường có biểu hiện giật chúi đầu liên tục về phía trước, hai tay nắm chặt vung lên cao, đầu gối co lại, một ngày có thể xuất hiện nhiều cơn nối tiếp nhau. Chứng co thắt này thường khởi phát trước 12 tháng tuổi và ngừng khi trẻ 4 tuổi, sau đó nó có thể phát triển thành động kinh thể west hoặc một dạng động kinh khác kết hợp.

Động kinh cục bộ

Cơn co giật chỉ xảy ra ở một số bộ phận trong cơ thể, tăng nhanh thành từng chuỗi liên tục. Trẻ có triệu chứng nghiêng sang một bên, mắt giật, miệng nhai, da tím tái và có thể ngưng thở. Đây là một trong những dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi, rất khó điều trị và đa số đều không rõ nguyên nhân.

Động kinh cục bộ là một dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi rất khó điều trị

Động kinh toàn thể

Trẻ thường có biểu hiện co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn ngược, da tím tái, sùi bọt mép và mất ý thức, không kiểm soát được về đại, tiểu tiện, tình trạng này có thể kéo dài khoảng vài giây đến vài phút. Sau cơn co giật trẻ sẽ rất mệt mỏi và cần nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe.

Động kinh vắng ý thức

Trẻ đột nhiên dừng mọi hoạt động đang làm và không còn nhận thức những gì đang xảy ra xung quanh. Trẻ cũng có thể nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó trong vô thức.

Động kinh rung giật cơ

Cơn động kinh xảy ra bất ngờ trong vài giây với các biểu hiện tăng trương lực cơ đột ngột ở toàn bộ cơ thể hoặc một số nhóm cơ như cánh tay, vai, chân khiến các cơ bị rung giật nhanh, mạnh không tự chủ được. Đôi khi cơn động kinh chỉ khiến các cơ của trẻ bị giật nhẹ.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi

Bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi thường đa dạng và khó nhận biết do não bộ trẻ chưa hoàn thiện. 50% số ca bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi đều không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, động kinh cũng có thể xuất phát từ một số yếu tố sau:

– Trẻ đẻ non, thiếu cân.

– Nhiễm trùng do viêm màng não, viêm các mô bao quanh não hoặc gặp chứng xuất huyết nội sọ.

– Người mẹ khó sinh, rặn nhiều không được có thể dẫn đến cạn ối, não bộ của trẻ bị thiếu oxy, hoặc đôi khi phải dùng đến dụng cụ trợ sinh (forcep) có thể gây tổn thương vĩnh viễn lên não bộ trẻ.

– Rối loạn trao đổi chất gây giảm quá mức lượng glucose, canxi, natri trong máu.

– Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần.

– Cấu trúc não bất thường.

– Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh động kinh.

Sốt cao co giật là nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi

Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi như thế nào?

Rất khó để nhận biết bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi, do vậy cha mẹ cần chú ý trẻ nhiều hơn và ghi chép lại tất cả những biểu hiện bất thường của trẻ, bởi đây sẽ là dữ liệu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Bên cạnh những triệu chứng mà cha mẹ cung cấp, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

– Điện não đồ (EEG): Nhằm ghi lại thông tin về hoạt động điện xảy ra trong não bộ của trẻ giúp chẩn đoán chính xác trẻ có mắc bệnh động kinh hay không

– Chụp CT: Giúp xác định vị trí những bất thường trong cấu trúc não bộ của trẻ.

– Chụp MRI: Tương tự như chụp CT, MRI cho thấy hình ảnh cấu trúc vật lý của não nhưng hình ảnh sẽ chi tiết và chính xác hơn.

– Xét nghiệm máu: Nhằm xác định các nguyên nhân có thể gây cơn co giật mà không phải bệnh động kinh như: canxi huyết thấp, giảm đường huyết…

Phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi như phẫu thuật, chế độ ăn Ketogenic, kích thích não sâu… nhưng thuốc chống động kinh vẫn là lựa chọn ưu tiên. Tùy vào độ tuổi và dạng bệnh động kinh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi là: Phenobarbital, Depakine, Phenytoin, Clonazepam… Nhìn chung, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khoảng 70% số trẻ có thể kiểm soát được bệnh, giảm tần suất, mức độ và có thể cắt cơn động kinh trong tương lai. Tuy nhiên, mọi loại thuốc tây đều là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: gây chậm phát triển, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nổi mề đay…

Trong quá trình phát triển của nền Y học hiện đại, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm những giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi. Và gần đây, họ đã phát hiện một hoạt chất sinh học mang tên Rhynchophylin chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, thảo dược này còn có thể kết hợp cùng một số hoạt chất khác như Taurine, GABA, Magie… giúp bổ não, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh phát triển và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn rất tốt cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tham khảo lựa chọn những sản phẩm thảo dược này dùng kết hợp cùng thuốc tây y để hỗ trợ con sớm kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Hi vọng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các dạng bệnh động kinh ở trẻ dưới 1 tuổi, đồng thời có thể nhận biết và lựa chọn những phương pháp giúp trị bệnh hiệu quả nhất.

Ds. Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsy.org.uk/info/children-young-adults/newborn

Viết bình luận