Mồ hôi nhiều

Tổng quan về bệnh mồ hôi chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 12 Tháng Năm, 2017
4.9/5 - (16 bình chọn)

Trên thế giới có khoảng 3% dân số bị chứng cường giao cảm gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và đổ mồ hôi chân là một trong số đó. Mồ hôi chân không kiểm soát khiến họ lo lắng, ngượng ngùng nhưng thật may mắn là tình trạng này có thể khắc phục được.

Đổ mồ hôi chân mất kiểm soát thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới. Người trẻ tuổi dễ bị mồ hôi chân hơn là những người lớn tuổi.

Đổ mồ hôi chân khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu

Đổ mồ hôi chân khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi chân

Thực tế, nguyên nhân chính xác của tình trạng đổ mồ hôi chân vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng rối loạn thần kinh thực vật (cường giao cảm) có mối liên quan trực tiếp tới tình trạng này. Hệ thần kinh giao cảm bị rối loạn sẽ tác động mạnh đến các tuyến mồ hôi ở chân, khiến chúng hoạt động không kiểm soát.

Đổ mồ hôi chân có một phần liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bạn có người thân trong gia đình bị đổ mồ hôi chân, bạn cũng có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Thời tiết nóng nực, đặc biệt là mùa hè hoặc người bệnh phải thường xuyên vận động mạnh cũng là những yếu tố kích thích khiến các tuyến mồ hôi chân hoạt động mạnh mẽ.

Dấu hiệu khi đổ mồ hôi chân

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh đổ mồ hôi chân là tình trạng ẩm, ướt giày, dép hoặc tất mà người bệnh sử dụng. Một số người bệnh bị đổ mồ hôi nặng đến mức họ không thể đi dép vì nguy cơ trượt ngã.

Bàn chân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều có màu trắng nhợt nhạt. Người bệnh cũng có nguy cơ nhiễm trùng chân do ẩm ướt. Mùi hôi chân cũng là nỗi ám ảnh khiến người bệnh không dám đi giày, hoặc không đủ can đảm cởi giày khi gặp người khác.

Người mắc chứng đổ mồ hôi chân thường bị căng thẳng, lo lắng vì mùi hôi chân

Người mắc chứng đổ mồ hôi chân thường bị căng thẳng, lo lắng vì mùi hôi chân

Người mắc chứng đổ mồ hôi chân cũng luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng và hạn chế tiếp xúc với người khác, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tâm lý của người bệnh.

Điều trị mồ hôi chân bằng cách nào?

Mục tiêu trong điều trị mồ hôi chân là giảm triệu chứng tăng tiết mồ hôi và khử mùi hôi chân. Các phương pháp điều trị mồ hôi chân thường được áp dụng hiện nay là:

Thuốc kháng cholinergic 

Rối loạn thần kinh thực vật khiến tuyến mồ hôi tăng tiết mạnh, acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh, giúp các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu đến các tuyến mồ hôi kích thích bài tiết. Thuốc kháng cholinergic sẽ giúp ngăn chặn quá trình này, làm giảm mồ hôi khá hiệu quả.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của loại thuốc này khiến người dùng cảm thấy khó chịu như khô miệng, nhìn mờ, táo bón, an thần nhẹ. Propantheline bromide là thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng. Glycopyrronium bromide là dạng thuốc tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn propantheline.

Tiêm Botox

Tiêm Botox cũng là một cách điều trị giảm mồ hôi chân nhưng không phổ biến. Bác sỹ sẽ đánh dấu các mũi tiêm trên bàn chân từ 30 – 100 mũi/ chân, sau đó, tiêm Botox vào các vị trí đã được đánh dấu. Người bệnh sẽ cảm thấy rất đau vì da bàn chân rất nhạy cảm. Hiệu quả điều trị của phương pháp này cũng chỉ kéo dài trong vài tháng.

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm thắt lưng

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm thắt lưng được dùng để ngăn chặn mồ hôi tăng tiết ở chân. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích bởi nguy cơ gây ra chứng bất lực ở nam giới và khiến nữ giới suy giảm chức năng tình dục.

Dùng thảo dược tự nhiên

Thay vì phá huỷ thần kinh giao cảm ở chân bằng phẫu thuật, người bệnh có thêm một lựa chọn tốt hơn là thiết lập lại sự ổn định chức năng của những dây thần kinh này. Phương pháp sử dụng kết hợp thảo dược trong trị liệu đổ mồ hôi nhiều đã được chứng minh là có hiệu quả tốt hơn điều trị thông thường.

Những loại thảo dược trong Đông y thường được sử dụng để điều trị mồ hôi chân là Thiên môn đông và Sơn thù du, giúp tăng khả năng điều hoà thân nhiệt, ức chế thần kinh hệ giao cảm, làm tăng sự săn chắc của da.

Vệ sinh chân sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người mắc chứng đổ mồ hôi chân

Vệ sinh chân sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người mắc chứng đổ mồ hôi chân

Thay đổi lối sống

– Thường xuyên kiểm tra lòng bàn chân để phát hiện da chết – môi trường cho vi khuẩn phát triển. Bạn cần loại bỏ lớp da chết này thường xuyên.

– Ngâm chân trong nước ấm với vài giọt tinh dầu trà xanh, hoặc trà đen, hoặc chất diệt khuẩn dùng trong phẫu thuật.

– Kiểm tra giữa các ngón chân để tránh nhiễm nấm.

– Nếu bị nhiễm trùng, bạn không được tự điều trị mà phải đến bệnh viện để được kiểm tra.

– Chỉ dùng tất từ len pha sợi nhân tạo tỷ lệ (60:40). Không được đeo tất quá chật, nếu cần, bạn có thể đeo 2 đôi cùng lúc. Thay tất sạch mỗi ngày. Một số loại tất kháng khuẩn cũng có thể có hiệu quả tốt cho người bệnh đổ mồ hôi chân.

– Thường xuyên kiểm tra lót giày để thay sớm khi bị hỏng. Mỗi tuần, bạn nên dùng máy hút bụi để dọn bụi trong giày. Bạn nên mua nhiều đôi giày để thay trong tuần, nên thay giày trong mỗi hai ngày.

– Có thể sử dụng những loại chất chống mồ hôi chân nếu nó phù hợp với bạn.

Nếu bạn quá mệt mỏi vì mồ hôi chân hoặc đã áp dụng những biện pháp kể trên mà chưa có hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa da liễu. Bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân nào gây đổ mồ hôi chân và đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. Bạn cũng nên nhớ việc điều trị mồ hôi chân là một quá trình kéo dài, bạn nên kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

5 cách trị mồ hôi chân hiệu quả nhất hiện nay

Ra nhiều mồ hôi khiến chân bốc mùi: Nguyên nhân và cách trị

Điều trị mồ hôi chân bằng 3 vị thảo dược quý

Ds Minh Thùy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Tham khảo

http://www.apma.org/Learn/FootHealth.cfm?ItemNumber=1951

http://www.embarrassingproblems.com/problem/sweating/sweaty-feet

Viết bình luận