Bệnh động kinh

Nguy cơ tăng cơn động kinh, co giật do rượu bia & các chất kích thích!

Ngày đăng: 9 Tháng Hai, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Rượu, bia, cà phê, thuốc lá, ma túy,… vốn dĩ đều là những chất kích thích có thể ảnh hưởng “xấu” tới sức khỏe, nhất là khi “lạm dụng” trong thời gian dài. Không chỉ vậy, đây còn là yếu tố gây khởi phát hoặc tăng cơn động kinh, co giật nhiều hơn. Vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tại bài viết sau.

Tại sao rượu, bia và các chất kích thích có thể gây tăng cơn động kinh?

Hầu hết tất cả những chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá đều có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương và là nguy cơ gây tăng cơn động kinh, co giật, cụ thể như sau:

Rượu, bia và các loại thức uống có cồn

Đa số những người gặp cơn động kinh khi sử dụng rượu, bia đều liên quan đến “hội chứng cai rượu”. Tình trạng này xảy ra khi một người nghiện rượu, bia ngưng uống đột ngột, họ sẽ bị co giật trong 2 – 3 ngày sau đó. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể làm mất nước, gây rối loạn điện giải hoặc cản trở sự hấp thụ thuốc kháng động kinh, hay làm tăng tác dụng phụ của thuốc dẫn đến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

Lạm dụng rượu, bia có thể gây tăng cơn động kinh

Lạm dụng rượu, bia có thể gây tăng cơn động kinh

Caffein (cà phê, trà đặc,…)

Caffein có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, gây tăng cơn động kinh nhiều hơn. Ngoài ra, caffein còn làm giảm hiệu quả của các thuốc chống động kinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến người bệnh bị trằn trọc, khó ngủ và lâu dài cũng gây tăng cơn nhiều hơn.

Thuốc lá

Hoạt chất Nicotin có trong thuốc lá vừa là một chất kích thích, vừa là chất gây suy nhược thần kinh trung ương, vì vậy nó có thể khiến người bệnh tăng cơn động kinh nhiều hơn.

Các chất kích thích, gây nghiện

Cần xa, heroin, cocain,… đều là những chất gây nghiện bị cấm sử dụng vì chúng có thể gây mất kiểm soát hành vi, tâm thần. Không chỉ gây tăng cơn động kinh, những chất này còn có thể gây khởi phát cơn co giật ở người bình thường.

Người bệnh nên làm gì để ngăn chặn cơn động kinh tái phát?

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp ngăn chặn cơn động kinh, co giật hiệu quả, bạn nên lưu tâm:

– Tuân thủ sử dụng thuốc chống co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc.

– Hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia và đồ uống có cồn (chỉ nên dùng 1 – 2 ly nhỏ/ngày)

– Bỏ thuốc lá, ngưng dùng các chất kích thích như cocain, heroin, cần xa,…

– Nếu sử dụng những chất kích thích với liều cao, trong thời gian dài thì nên ngưng từ từ, tránh dừng đột ngột vì có thể gây co giật nhiều hơn.

– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách hạn chế thực phẩm nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản,… thay vào đó tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein, canxi, omega 3 như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản,… cùng các loại rau xanh, trái cây tươi.

– Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên với các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn cơn động kinh

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn cơn động kinh

Bên cạnh đó, người bệnh động kinh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp ngăn chặn cơn động kinh hiệu quả. Đồng thời Câu đằng, An tức hương còn đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng giúp bổ não, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn rất tốt.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp ngăn chặn cơn động kinh hiệu quả

Điểm danh các phương pháp chữa bệnh động kinh không dùng thuốc

Ngay từ ngày hôm nay, hãy ngưng sử dụng rượu, bia và các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của chính mình và ngăn chặn cơn động kinh, co giật tái phát nhé! Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tổng đài (024).3775.9051 – 0972.032.029 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Dược sĩ Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

epilepsy.org.au

Viết bình luận