Từ ngàn năm nay, quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” của Đại danh y Tuệ Tĩnh ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát huy giá trị trong y học hiện đại nói chung và điều trị thiếu máu cơ tim nói riêng bởi tính an toàn, hiệu quả và phù hợp với cơ địa người Việt. Hãy cùng khám phá lợi ích của 6 cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim tốt nhất ngay tại đây!
Mục lục
Cỏ nến hay còn gọi là Thủy hương bồ là loại cây mọc hoang dại tại khắp các đồng quê miền bắc và miền tây nam bộ. Bộ phận dùng của loại cây này là phấn hoa trên những bông đã chín già có hình thù trông như ngọn nến. Tên của vị dược liệu này chính là Bồ hoàng.
Trong Đông y, Bồ hoàng là vị thuốc có tác dụng tiêu huyết ứ, thông kinh mạch nên dược dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị bệnh tim có ứ huyết như suy tim, thiếu máu cơ tim. Nghiên cứu của Khoa Dược Đại học Dược Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) cũng đã tìm thấy hoạt chất 2S – naringenin trong Bồ hoàng có tác dụng ức chế sự phát triển dày lên của mảng xơ vữa và phục hồi mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giảm mỡ máu, chống viêm rất hiệu quả, đây đều là những yếu tố làm phát triển mảng xơ vữa – thủ phạm gây ra bệnh thiếu máu cơ tim.
Bồ hoàng – cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim
Đỏ ngọn hay còn gọi với tên khác là thành ngạnh, cúc lương, vàng la… thường dùng trong dân gian làm thuốc bổ để phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh hoặc người mới ốm dậy. Kể từ sau nghiên cứu của các bác sỹ tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh – y – dược học (Học viện Quân y), vai trò trong hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim của Đỏ ngọn mới thực sự được làm sáng tỏ.
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy nhóm chất flavonoid trong chiết xuất lá Đỏ ngọn có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương mạch vành. Bên cạnh đó, Đỏ ngọn còn có tác dụng kháng đông và tăng cường lưu thông tuần hoàn. Nhờ đó sẽ giảm thiểu những biến chứng tắc mạch do cục máu đông cho người bệnh thiếu máu cơ tim như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Đan sâm là cây thuốc dạng thân cỏ mọc nhiều ở các sườn núi và dọc ven các bờ suối tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Bộ phận dùng là phần rễ nhỏ dài màu đỏ nâu. Dưới đây là một số công dụng chính của cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim này:
– Đan sâm giúp làm giảm sự phát triển của mảng xơ vữa động mạch.
– Giãn mạch, hạ huyết áp và tăng cường lưu thông tuần hoàn trong cơ thể.
– Ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc mạch.
– Chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ tim mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Những điều này cũng đã được chứng thực qua nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Trung Quốc.
Sơn tra là cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim dạng thân gỗ, được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta. Bộ phận dùng là những trái sơn tra chín đỏ, có vị chua chát đặc trưng được phơi hoặc sấy khô. Trong điều trị thiếu máu cơ tim, Sơn tra mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực như:
– Làm giảm mỡ máu: Nghiên cứu của Đại Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân Trung Quốc cho thấy sau 4 tuần sử dụng Sơn tra, người bệnh đã giảm LDL-cholesterol, triglycerid và glucose máu đáng kể.
– Chống cục máu đông: Trong Sơn tra có 7 hợp chất phenolic được chứng minh là có khả năng chống cục máu đông.
– Tăng lực co bóp cơ tim: Chiết xuất Sơn tra có tác dụng ức chế bơm natri và tăng cường vận chuyển canxi qua màng tế bào, nhờ đó giúp làm tăng lực co bóp cơ tim.
– Chống phì đại cơ tim: Sơn tra giúp làm giảm độ dày thành tâm thất trái và kích thước buồng tim dưới tác động của huyết áp cao.
– Giảm huyết áp, hạ nhịp tim.
– Giảm diện tích tổn thương do nhồi máu cơ tim.
Mạch môn là cây thân thảo mọc nhiều ở các nước vùng Đông Á. Bộ phận dùng chính là phần rễ củ đã phơi hoặc sấy khô. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của Mạch môn đối với người bệnh thiếu máu cơ tim:
– Chống viêm, ngăn mảng xơ vữa hình thành và phát triển.
– Ức chế kết tập tiểu cầu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông gây tắc mạch.
– Chống oxy hóa để bảo vệ tính toàn vẹn của thành mạch nhờ hoạt chất Ophiopogon japonicus polysaccharide 1.
– Bảo vệ mô cơ tim trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng.
– Hạ mỡ máu: giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL – Cholesterol, triglycerid và tăng nồng độ HDL – cholesterol có lợi cho tim.
– Tăng lưu lượng động mạch vành.
– Giảm các rối loạn nhịp tim bất thường.
Hoàng bá là cây thuốc nam dạng thân gỗ cao từ 15 – 20m, lớp vỏ thân màu vàng phơi hay sấy khô của Hoàng bá là bộ phận dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim. Những lợi ích của Hoàng bá chủ yếu đến từ berberin – hoạt chất chính được tìm thấy trong chiết xuất Hoàng bá. Dưới đây là một số công dụng của berberin trên tim mạch:
– Berberin giúp chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ sự vững bền của thành mạch máu.
– Tăng cường lực co bóp cơ tim, gia tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim.
– Giúp duy trì hoạt động bình thường của tế bào cơ tim trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng.
– Giãn động mạch vành, tăng cường tưới máu nuôi tim.
– Giảm mỡ máu: Berberin được coi là một hoạt chất tiềm năng trong điều trị mỡ máu cao, tác dụng này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Trường Đại học Queensland, Úc.
Ngoài ra, berberin còn có khả năng bảo vệ chức năng gan, thận, giảm thiểu độc tính trên gan và thận của các thuốc tây khi dùng dài ngày.
Mỗi cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim sẽ có những công dụng nhất định cho người bệnh. Để mang lại hiệu quả toàn diện, bạn cần sử dụng theo một tỷ lệ hợp lý. Hiểu được điều này, các nhà bào chế của công ty sản xuất và thương mại Hồng Bàng đã nghiên cứu công thức và cho ra đời thành công viên uống hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim chứa 6 vị thảo dược này, bạn có thể tham khảo để sử dụng.
Xem thêm: Thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim chứa 6 vị thảo dược quý
Mọi vấn đề cần được tư vấn thêm về bệnh thiếu máu cơ tim và giải pháp Đông y trong điều trị, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 0972.032.029 (zalo) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Ds. Mạnh Hùng
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22212500
http://hocvienquany.vn/Portal/BT457-chong_xo_vua_dong_mach_bang_cay_do_ngon.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15926873
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3891531/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2910010/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18946195
Tin liên quan
Viết bình luận