Huyết áp cao hay cao huyết áp là một bệnh lý rất phổ biến ở những người trung và cao tuổi làm tăng nguy cao cơ phát triển nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe trong tương lai. Chính vì vậy, việc hiểu rõ để phòng ngừa cũng như điều trị huyết áp cao hiệu quả là rất cần thiết để bạn có thể sống khỏe mỗi ngày.
Mục lục
Huyết áp cao hay tăng huyết áp là khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn giới hạn mức bình thường. Huyết áp của một người được xác định bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương dựa trên các giai đoạn co bóp của tim tương ứng với áp lực cao nhất và thấp nhất của dòng máu trên thành động mạch.
Đơn vị để xác định huyết áp thường được sử dụng nhất là: milimet thủy ngân (mmHg)
Việc chẩn đoán huyết áp cao không quá phức tạp, chỉ cần đo chỉ số huyết áp là có thể xác định được. Việc đo huyết áp có thể được thực hiện bằng máy đo huyết áp cơ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Máy đo cơ thường có độ chính xác cao hơn nhưng thao tác lại phức tạp hơn.
Theo hướng dẫn của bộ y tế, huyết áp cao được được chẩn đoán theo các mức độ như sau:
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ làm tăng phát triển của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
– Nhồi máu cơ tim
– Suy tim
– Tai biến mạch máu não
– Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
– Bệnh động mạch ngại vi
– Bệnh tiểu đường, suy thận…
Nguyên nhân chính gây ra các biến chứng kể trên là do huyết áp cao trong thời gian dài dễ khiến cho tim và hệ thống mạch máu bị tổn thương, hư hại. Nhìn chung, huyết áp càng cao, mắc bệnh cao càng lâu năm thì nguy cơ xuất hiện các biến chứng càng tăng lên.
Hầu hết người bị huyết áp cao đều không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gì cho tới khi huyết áp cao đã gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh thường chỉ được phát hiện khi người bệnh tình cờ đi kiểm tra sức khỏe. Với một số người, khi huyết áp tăng lên rất cao thì có thể xuất hiện triệu chứng:
– Cảm giác đau nhức đầu, bốc hỏa, nóng đầu, choáng váng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt,…
– Dấu hiệu dữ dội khi huyết áp cao quá mức như: nhịp thở gấp khi leo cầu thang, khuân vác đồ nặng, gắng sức khi làm việc, đôi khi còn cảm thấy có dấu hiệu đau tức ngực, tim đập nhanh, trống ngực, mặt đỏ bừng, nôn ói, vã mồ hôi.
– Rối loạn về thị giác như mắt đỏ do mạch máu trong mắt giãn, mờ mắt đột ngột,..
– Ngoài ra, chảy máu mũi hoặc tê bì, ngứa ran trong lòng bàn chân, tay cũng là những dấu hiệu của giai đoạn đầu bệnh huyết áp cao
Một số trường hợp dễ bị tăng huyết áp hơn so với người bình thường khác như:
– Trong nhà có người từng bị huyết áp cao.
– Người bị thừa cân, béo phì, ít vận động thể chất, thường xuất hiện nếu vòng eo của nam >90cm và nữ >80 cm.
– Tuổi cao, trên 45 tuổi.
– Người thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều muối hoặc đồ ăn ngâm muối như dưa muối…
– Người nghiện rượu bia, thuốc lá.
– Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường…
Các biện pháp không dùng thuốc thường được áp dụng ngay khi phát hiện đối với tất cả người bệnh huyết áp cao. Các biện pháp này bao gồm:
– Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các vi chất: Ăn nhạt với lượng muối nhỏ hơn 6 gam tương đương 1 thìa cà phê muối mỗi ngày. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo và các loại thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn.
– Tích cực giảm cân nếu người bệnh thừa cân hay béo phì bằng việc giảm lượng thực phẩm tiêu thụ và tăng cường vận động thể chất. Đặc biệt là nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
– Hạn chế uống rượu bia, ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào.
– Tăng cường các hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Nên tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
– Tránh lo âu, căng thẳng tâm lý, cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
– Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột.
Ăn nhạt (giảm muối) giúp giảm huyết áp
Người bệnh không nên mua thuốc điều trị huyết áp cao tại nhà mà cần phải có chỉ định của bác sỹ. Bởi vì, hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc, loại thuốc điều trị cao huyết áp khác nhau chẳng hạn như:
– Nhóm thuốc lợi tiểu: furosemid, chlorothiazide, amilorid…
– Nhóm thuốc chẹn kênh canxi: amlodipin, nifedipine…
– Nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin: enalapril, captopril…
– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II: losartan, candesartan..
– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể Adrenergic: atenolol, phentolamine, carvedilol…
Mỗi nhóm thuốc, loại thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cho từng người bệnh cụ thể phục thuộc vào mức độ huyết áp cao, các bệnh lý mắc kèm, các yếu tố nguy cơ tim mạch… Chính vì vậy người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian dùng khi điều trị chứng bệnh huyết áp cao.
Xem thêm:
Suy tim sung huyết và những điều bạn cần biết!
Thiếu máu cơ tim cục bộ – những cảnh báo không thể bỏ qua
DS.Cao Ngọc Hải
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://patient.info/health/high-blood-pressure-hypertension
http://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/07/huong_dan_chan_doan_dieu_tri_tha.pdf
Tin liên quan
Viết bình luận