Bệnh mạch vành

Thiếu máu cơ tim cục bộ – những cảnh báo không thể bỏ qua

Ngày đăng: 27 Tháng Một, 2018
5/5 - (11 bình chọn)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu máu cơ tim cục bộ được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tim mạch. Những thông tin được cập nhật trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này để tìm ra hướng đi đúng đắn trong việc quản lý và điều trị bệnh hiệu quả.

Thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

Thiếu máu cơ tim cục bộ (thiếu máu cục bộ cơ tim) chỉ tình trạng một vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng. Nguyên nhân thường liên quan đến sự xuất hiện của mảng xơ vữa, “chặn đứng” dòng chảy của máu trong mạch vành đến nuôi tim. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vành, suy vành…

Mảng xơ vữa là nguyên nhân chính gây thiếu cơ tim cục bộ

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mức độ nhẹ có thể không xuất hiện triệu chứng cho đến khi lưu lượng máu nuôi tim giảm nghiêm trọng, họ sẽ gặp phải một số biểu hiện sau:

– Đau thắt ngực: triệu chứng điển hình và thường gặp nhất. Cơn đau có thể lan ra bả vai, cánh tay trái, cổ, hàm…

– Mệt mỏi

– Khó thở

– Chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu

– Tim đập nhanh

– Sưng phù ở bàn chân, bụng

– Ho khan

– Mất ngủ

– Tăng cân bất thường

Bạn bị đau ngực, mệt mỏi vì thiếu máu cơ tim cục bộ? Hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 024.3775.9051 (trong giờ hành chính) để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim

Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể thúc đẩy sự xuất hiện của mảng xơ vữa – căn nguyên gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim:

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim

– Huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao

– Bệnh thận giai đoạn cuối

– Lối sống ít vận động thể chất

– Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ma túy

– Tuổi cao

– Phụ nữ tuổi mãn kinh

Chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ

Nếu nghi ngờ bạn bị thiếu máu cơ tim cục bộ, bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

– Xét nghiệm máu

– Chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI

– Điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Kiểm tra khả năng gắng sức của tim

Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?

Nếu cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

– Suy tim: Do các buồng tim bị giãn rộng, không đảm bảo khả năng bơm máu của tim.

– Biến chứng cục máu đông: gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

– Rối loạn nhịp tim

Cách trị thiếu máu cơ tim cục bộ

Tùy mức độ bệnh theo từng giai đoạn, bác sỹ có thể đề nghị bạn áp dụng đơn lẻ hoặc kết hợp những giải pháp sau:

Thực hiện lối sống lành mạnh

Để việc điều trị thiếu máu cơ tim đạt hiệu quả cao và giảm nguy cơ biến chứng, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

– Ăn uống khoa học: giảm bớt chất béo, muối ăn; tăng cường nhiều trái cây tươi, rau xanh để bổ sung chất xơ và chất chống oxy hóa.

– Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần

– Hạn chế dùng rượu bia, bỏ thuốc lá, thuốc lào…

– Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ mỗi năm một lần

– Theo dõi huyết áp, đường huyết thường xuyên để kiểm soát chúng trong giới hạn an toàn.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn thiếu máu cơ tim cục bộ tiến triển

Sử dụng thuốc trị thiếu máu cơ tim

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

– Thuốc chẹn beta: như Propranolol, Atenolol, Metoprolol…

– Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipin, Nifedipin, Verapamil… 

– Thuốc lợi tiểu: Furosemide, Chlorothiazit…

– Thuốc chống loạn nhịp tim: Quinidine, Amiodarone…

– Thuốc chống đông: Warfarin, Coumarol,  Aspirin…

– Thuốc hạ mỡ máu:  Atorvastatin, Fenofibrat…

Ngoài các thuốc điều trị kể trên, hiện nay, việc kết hợp cùng những sản phẩm hỗ trợ cho tim có chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực cho người bệnh, giúp làm giảm triệu chứng đau ngực, mệt mỏi và giảm tần suất nhập viện. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng kết hợp cùng thuốc tây để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ có chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm

Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nặng, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả và nguy cơ gặp phải biến chứng cao. Các phương pháp phẫu thuật thường áp dụng là:

– Nong mạch và đặt stent mạch vành

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

– Cấy ghép máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim

Thiếu máu cơ tim cục bộ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể có được một sức khỏe tim mạch bình thường. Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên dù là nhỏ nhất để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Ds. Lê Lương

Biên tập viên sức khỏe Trung mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/ischemic-cardiomyopathy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17145-ischemic-cardiomyopathy

https://www.baptisthealth.com/pages/services/heart-care/conditions/ischemic-cardiomyopathy.aspx

Viết bình luận