Mồ hôi nhiều

Toát mồ hôi đầu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách khắc phục

Ngày đăng: 14 Tháng Năm, 2018
5/5 - (5 bình chọn)

Cơ thể có hàng triệu tuyến mồ hôi với nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt. Khi cơ thể quá nóng, các hormone kích thích tuyến mồ hôi hoạt động để đào thải bớt nhiệt dư thừa. Nếu quá trình này bị rối loạn, mồ hôi sẽ đổ quá nhiều. Trong đó, toát mồ hôi đầu được đánh giá là tình trạng khó khắc phục và mang lại nhiều phiền phức cho người bệnh nhất bởi thật khó để che dấu đi tình trạng này, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ti, lo lắng.

Nguyên nhân nào gây toát mồ hôi đầu?

Đổ mồ hôi đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân như:

– Sử dụng thuốc, nhất là thuốc chống trầm cảm, sản phẩm bổ sung khoáng chất,…

– Bệnh tuyến giáp, tiểu đường, bệnh về tim, phổi, tổn thương tủy sống, Parkinson, rối loạn tuyến thượng thận,…

– Thời tiết quá nóng

– Căng thẳng và lo lắng thường xuyên

– Tức giận

– Mãn kinh

– Thần kinh giao cảm hoạt động quá mức: Nguyên nhân này thường gặp nhất, chiếm tới 50% trường hợp bị mồ hôi nhiều.

Chẩn đoán nguyên nhân toát mồ hôi đầu

Khi có tình trạng mồ hôi đầu kéo dài trên 6 tháng mà không rõ nguyên nhân, tức là không phải do dùng thuốc, thời tiết hay tâm lý, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra căn nguyên thực sự. Ngoài việc khai thác tiền sử bệnh của bạn cũng như vấn đề toát mồ hôi đầu của các thành viên khác trong gia đình, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nhất định như:

– Xét nghiệm máu, nước tiểu

– Kiểm tra lượng mồ hôi nhiều bằng đo độ đổi màu của iod hoặc đo khối lượng mồ hôi thấm vào giấy.

Nên đi khám bác sĩ nếu bị toát mồ hôi đầu liên tục trên 6 tháng không rõ nguyên nhân

Phương pháp điều trị toát mồ hôi đầu

Dùng thuốc tây để kiểm soát mồ hôi đầu

Nếu toát mồ hôi đầu là do vấn đề về bệnh lý như các bệnh chuyển hóa, tim mạch… bắt buộc phải dùng các thuốc điều trị nhóm bệnh này. Ngoài ra, có nhiều nhóm thuốc được đưa vào trị toát mồ hôi đầu trong trường hợp do rối loạn thần kinh giao cảm như:

– Thuốc chống mồ hôi chứa nhôm clorua

– Thuốc kháng cholinergic để giảm bài tiết mồ hôi

– Tiêm botox

Lời khuyên để kiểm soát mồ hôi đầu tại nhà

Mặc dù thuốc tây có thể nhanh chóng giảm bớt được lượng mồ hôi nhưng cũng để lại không ít tác dụng phụ, thậm chí một số thuốc lại có nguy cơ tái phát mồ hôi cao, bệnh nhân phải tiến hành điều trị nhiều lần. Vì vậy, nếu trong trường hợp không phải do bệnh lý mạn tính buộc phải uống thuốc trị nguyên nhân lâu dài, bạn nên áp dụng các phương pháp an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả như:

– Giữ cho cơ thể mát mẻ, mặc quần áo rộng, nhẹ. Nếu các phần khác của cơ thể mát thì mồ hôi đầu cũng giảm.

– Mang theo khăn tay để lau mồ hôi đầu khi cần. Điều này giúp bạn phần nào thấy thư giãn và tự tin hơn.

– Nên đi dép thay bằng đi giày

– Tránh các loại thực phẩm có mùi mạnh, mang tính nóng, cay như ớt, tiêu, hành, tỏi, gừng,…

– Tập bài tập thư giãn như hít thở sâu, yoga để giảm bớt căng thẳng, lo lắng

– Hạn chế đội mũ ôm sát da đầu vì nó sẽ khiến toát mồ hôi đầu nhiều hơn.

– Thử chuyển sang các loại dầu gội đầu tự nhiên và sấy tóc ở nhiệt độ mát nhất có thể.

– Dùng viên thảo dược dạng uống để ổn định hoạt động của hệ giao cảm và săn se bề mặt da đầu. Trong số những dược thảo đã được đưa vào điều trị thì Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du là bộ thảo dược mang lại hiệu quả khả quan nhất nhờ tác động đúng vào cơ quan chỉ huy sự điều tiết mồ hôi, thu nhỏ lỗ chân lông cũng như ngăn chặn vi khuẩn phát triển, nhờ đó giúp giảm toát mồ hôi đầu nhanh chóng, hiệu quả cao.

Sơn thù du được đánh giá cao trong điều trị toát mồ hôi đầu

Để toát mồ hôi đầu không còn làm phiền cuộc sống của mình, bạn nên sớm lựa chọn phương pháp phù hợp và bắt tay vào điều trị. Trong giai đoạn này nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 024.3775.9051, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.  

Xem thêm:

Thông tin về các vị thảo dược điều trị chứng toát mồ hôi đầu hiệu quả

Đổ mồ hôi đầu ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

Đổ mồ hôi đầu quá nhiều, vì đâu nên bệnh?

Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

https://www.nativeremedies.com/ailment/excessive-head-and-facial-sweating.html

https://www.healthline.com/health/hyperhidrosis#outlook

Viết bình luận