Bệnh tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Biến chứng khôn lường nếu chủ quan!

Ngày đăng: 27 Tháng Hai, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Viêm đường tiết niệu phổ biến ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng không phải ai cũng nhận thức rõ về mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này. Vậy viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không và phải làm sao để phòng tránh biến chứng? Dưới đây là những lý giải chi tiết.

Giải đáp: “Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?”

Bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) khi được điều trị đúng cách sẽ ít gây nguy hại. Tuy nhiên nếu không chữa triệt để, viêm tái đi tái lại nhiều lần, bạn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm nguy hiểm như sau:

Viêm thận, tổn thương thận nghiêm trọng

Vi khuẩn gây viêm niệu đạo, bàng quang khi di chuyển ngược dòng lên thận có thể làm tổn thương đến các tế bào thận gây viêm đài – bể thận, ảnh hưởng đến chức năng thận. Trường hợp nhiễm trùng thận nặng có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn, suy thận mạn tính.

Nhiễm khuẩn huyết

Đây là một trong những biến chứng nặng nề do viêm đường tiết niệu bởi lẽ thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng lọc máu nên nhiễm trùng tại thận có thể lây lan vào đường máu và gây nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm. Nhiễm khuẩn huyết cần điều trị tích cực và theo dõi tại bệnh viện.

Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục

Biểu hiện tiểu đau, tiểu rắt,… do bệnh viêm đường tiết niệu là trở ngại rất lớn trong sinh hoạt tình dục do nam giới bị đau buốt khi cương dương và xuất tinh, làm giảm chất lượng tinh trùng. Nữ giới thường bị đau chằn vùng bụng dưới kèm theo tâm lý lo sợ, ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Bệnh viêm đường tiết niệu là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tình dục

Biến chứng hẹp niệu quản và niệu đạo

Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nên các vết sẹo niệu quản, niệu đạo khiến đường tiểu bị chít hẹp, cản trở dòng chảy nước tiểu. Người bệnh có thể gặp phải những cơn đau dữ dội kèm theo tình trạng ứ nước thận, giãn niệu quản, niệu đạo.

Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Viêm bàng quang, viêm niệu đạo của nam giới tái đi tái lại nhiều lần là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt). Lúc này, bạn có thể gặp phải các biểu hiện tiểu đau buốt, tiểu rắt cả ngày và đêm, đau vùng lưng và bụng dưới.

Nhiễm trùng các cơ quan khác trong cơ thể

Những nhiễm trùng đường tiểu có thể lây lan đến các cơ quan lân cận như ống dẫn tinh, tinh hoàn, buồng trứng,… kèm theo nhiều hậu quả xấu đến chức năng sinh sản và tiết niệu.

Bệnh viêm đường tiết niệu dai dẳng với chứng tiểu buốt, tiểu rắt khiến bạn thường xuyên phải “đóng đô” trong nhà vệ sinh là nỗi trở ngại lớn đến cuộc sống và công việc của bất kỳ ai. Hãy để các chuyên gia tiết niệu giúp bạn tháo gỡ những băn khoăn này bằng cách liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029.

Làm sao để phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu?

Giải pháp tối ưu nhất để ngăn ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu là điều trị tích cực tình trạng viêm đường tiết niệu ngay từ khi mới phát hiện. Căn cứ vào mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn xác định được qua xét nghiệm, các phương pháp điều trị bao gồm:

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Hiện nay, thuốc kháng sinh là lựa chọn đầu tay để giúp điều trị các đợt viêm cấp tính, chặn đứng tình trạng vi khuẩn lây lan trong đường tiết niệu. Thời gian uống kháng sinh với những đợt nhiễm trùng đơn giản dao động từ 3 – 14 ngày, điều quan trọng là cần uống đủ liệu trình thuốc được kê đơn để không gây nhờn thuốc trong tương lai. Với viêm đường tiết niệu mạn tính thường xuyên tái phát thường cần duy trì kháng sinh liều thấp trong vòng 6 tháng.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Đây là các thuốc giúp xoa dịu biểu hiện đau buốt, nóng rát do viêm đường tiết niệu. Mặc dù vậy bạn không nên quá lạm dụng những thuốc này bởi nếu dùng dài ngày có thể gặp phải một số tác dụng phụ trên chức năng tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt,…

Thảo dược chữa viêm đường tiết niệu

Kết hợp Đông – Tây y điều trị viêm đường tiết niệu được cho là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm và giảm nguy cơ tái phát viêm. Lợi thế của các thảo dược tự nhiên là an toàn khi dùng đúng liều lượng và có khả năng tác động sâu đến các cơ quan trong đường tiểu để duy trì hiệu quả trị viêm bền vững hơn.

Từ lâu trong Đông y đã sử dụng nhiều bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ra máu từ cỏ Nhọ nồi (cây Cỏ mực). Nhiều nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc, Ấn Độ giúp làm sáng tỏ khả năng kháng khuẩn của thân và lá Nhọ nồi, chống lại nhiều chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu như vi khuẩn E.coli, tụ cầu, liên cầu,… Ngoài ra, cỏ Nhọ nồi giúp giảm đau, cầm máu tốt với các chứng tiểu đau, tiểu rắt,… do nhiễm trùng đường tiểu. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp cỏ Nhọ nồi cùng 6 vị thuốc khác gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá trong các viên uống giảm viêm chia liều tiện dụng giúp tác động toàn diện đến căn nguyên và triệu chứng viêm, phòng ngừa các biến chứng viêm thận, suy thận, nhiễm trùng huyết,…

Chữa viêm đường tiết niệu nhờ dùng thảo dược tự nhiên

Chế độ sinh hoạt khoa học trong bệnh viêm đường tiết niệu

Một lối sống lành mạnh vừa giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu và phòng ngừa các biến chứng do viêm. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:

Lưu ý trong sinh hoạt:

– Đừng nhịn tiểu, hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu để không giữ nước tiểu quá lâu trong bàng quang

– Hãy lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang niệu đạo

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh sử dụng các dung dịch thụt rửa chứa hóa chất gây kích ứng vùng kín

– Nên tắm bằng vòi hoa sen thay cho tắm bồn và không ngâm mình quá lâu trong bong bóng xà phòng

– Sinh hoạt tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ. Với những người bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần nên sử dụng một liều kháng sinh ngay sau khi quan hệ để giảm nguy cơ tái phát viêm

– Tập thể dục 15 – 30 phút/ngày bằng các bài tập như yoga, đi bộ,…

Tập thể dục hàng ngày là một món quà cho sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh viêm đường tiết

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 8 – 12 ly nước), nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như cam, chanh, việt quất,…

– Tăng cường rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn để cung cấp chất xơ, khoáng chất thiết yếu

– Bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu từ phô mai, sữa chua, nấm sữa,…

– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia bảo quản, dầu mỡ đã qua chế biến nhiều lần

– Tránh các đồ ăn cay nóng gây kích thích bàng quang

Những thông tin trong bài viết chắc chắn đã giúp bạn tự trả lời câu hỏi “Viêm bàng quang có nguy hiểm không” từ đó giúp tìm ra giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Đừng bỏ lỡ hai cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Top thực phẩm tốt cho người bị viêm đường tiết niệu

Ds Nam Anh

 

Nguồn tham khảo:

http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/5-complications-of-urinary-tract-infection-you-should-know/https://www.webmd.com/women/uti-risks#1

 

Viết bình luận