Bạn có biết rằng, bệnh viêm bàng quang là một trong những “thủ phạm” đáng gờm có thể gây ung thư bàng quang nếu không điều trị đúng cách? Vậy bệnh viêm bàng quang uống thuốc gì để sớm trị hết viêm, tránh biến chứng xấu? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này.
Mục lục
Nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang là do nhiễm khuẩn nên bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong các đợt viêm cấp tính để chặn đứng các đợt bùng phát của vi khuẩn, hạn chế tối đa biến chứng tiết niệu. Loại thuốc kháng sinh và thời gian dùng thuốc sẽ tùy thuộc vào mức độ viêm bàng quang và tình trạng sức khỏe. Điều quan trọng khi dùng các thuốc này là phải dùng đúng theo liệu trình, không tự ý ngưng hay bỏ dở thuốc, tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sau này.
Với bệnh viêm đường tiết niệu đơn giản, một số thuốc kháng sinh thông dụng được chỉ định như Nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin), Cephalexin (Keflex), Fosfomycin (Monurol), Ceftriaxone, Doxycycline (Monodox, Vibramycin), Trimethoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra),… Những kháng sinh phổ rộng nhóm fluoroquinolon chỉ nên dùng khi bị viêm đường tiết niệu nặng, bởi ngoài lợi ích mang lại, các thuốc này có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ.
Ngoài ra, với những người bị viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, ngoài việc phải dùng kháng sinh liều thấp duy trì trong khoảng 6 tháng, bác sĩ thường khuyên dùng thêm một liều bổ sung sau quan hệ tình dục để phòng ngừa. Thuốc kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch chỉ dùng với trường hợp bị viêm bàng quang nặng, không đáp ứng với thuốc uống.
Viêm bàng quang uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh
Một số trường hợp bị viêm bàng quang do vi nấm và virus, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng nấm, kháng virus như ketoconazol, acyclovir,…. Ngoài ra, việc dùng thuốc giảm đau, chống viêm cũng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau buốt, khó chịu do viêm tiết niệu.
Ưu điểm lớn nhất của thuốc tây trong điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu là giúp cải thiện các triệu chứng tương đối nhanh. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ nếu dùng dài ngày. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nên dùng kết hợp thêm thảo dược để trị viêm được hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian dùng thuốc.
Trong vô vàn các thảo dược Đông y, Hoàng bá là một trong những vị thuốc nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) và Viện khoa học dược phẩm Monash- Australia, trong Hoàng bá có chứa Berberin và Palmatin có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu như vi khuẩn E.coli, liên cầu, tụ cầu, phế cầu,… không hề thua kém so với những hoạt chất kháng sinh thông thường. Nhờ đó, Hoàng bá giúp cải thiện tốt các biểu hiện đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt,… do viêm bàng quang.
Ngoài ra, dịch chiết Hoàng bá còn giúp thư giãn cơ trơn tiết niệu, chống co thắt, giảm đau hiệu quả trong các bệnh lý viêm đường tiết niệu. Chính vì những lợi ích tuyệt vời đó, Hoàng bá là vị thuốc tiêu biểu trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị viêm đường tiết niệu. Hiện nay, Hoàng bá thường được kết hợp cùng một số thảo dược vừa có tác dụng lợi tiểu, chống viêm như Kim tiền thảo, Bán biên liên, Nhọ nồi, Râu ngô,… nhằm tác động toàn diện với các bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Và sự ra đời của những viên uống thảo dược được tính toán kỹ lưỡng về hàm lượng các thành phần là một trong những hướng đi mới trong điều trị viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang
Hoàng bá – Thảo dược quý chữa viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang
Xem thêm:
Viên uống thảo dược 7 thành phần hỗ trợ giảm viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả
Dùng đúng thuốc, chữa viêm đúng cách là vô cùng quan trọng với chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với một lối sống lành mạnh theo những lưu ý dưới đây:
– Luôn nhớ uống nhiều nước: tối thiểu 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, chia thành nhiều lần uống trong ngày, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây
– Tăng cường chất xơ từ rau xanh và các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi, quýt, việt quất,…
– Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
– Đừng ăn quá mặn, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chữa nhiều đường, muối, chất phụ gia bảo quản,…
– Hạn chế các gia vị và đồ ăn cay nóng như gừng, tiêu, tỏi, ớt,…
– Tránh các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh. Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất tạo mùi gây kích ứng
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, sử dụng các biện pháp tránh thai lành mạnh
– Tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe
“Viêm bàng quang uống thuốc gì?” – Bệnh viêm bàng quang sẽ không còn gây nguy hại nếu bản thân mỗi người bệnh chủ động việc thăm khám sức khỏe định kỳ để giúp điều trị và phòng ngừa từ sớm. Và nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh viêm bàng quang và các bệnh lý thận – tiết niệu, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết.
Xem thêm:
Bật mí cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam
Bệnh viêm đường tiết niệu và những thông tin không thể bỏ lỡ
Ds. Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/cystitis/treatment/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/152997.php
Tin liên quan
Viết bình luận