Bệnh tiết niệu

Cập nhật 2 cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Ngày đăng: 20 Tháng Ba, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Bạn có những triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu như đau rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, có máu? Bạn bị viêm đường tiết niệu đã lâu nhưng trị mãi không có tiển triển gì. Đừng lo lắng! 2 cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc tây

Đây là phương pháp được chỉ định cho hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu. Thuốc đầu tay và chủ yếu là kháng sinh, một số loại hay được sử dụng nhất bao gồm: amoxicillin, sulfamethoxazol/trimethoprim, cephalexin, ciprofloxacin, ceftriaxone, nitrofurantoin, fosfomycin, levofloxacin…

Sử dụng loại kháng sinh nào và thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào loại vi khuẩn, mức độ bệnh và cơ địa của từng người.

Cách chữa viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo)

Ở những người khỏe mạnh chỉ bị viêm đường tiết niệu nhẹ và phát hiện sớm có thể chỉ cần sử dụng kháng sinh khoảng ba ngày, tuy nhiên để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại khỏi đường tiết niệu, bạn có thể cần dùng trong 7 ngày. Ngoài ra, một số đối tượng đặc biệt sau sẽ cần dùng kháng sinh trong khoảng thời gian không cố định:

– Đối tượng bị tái phát viêm đường tiết niệu thường xuyên: Cần dùng kháng sinh liều thấp để dự phòng trong thời gian dài và dùng một liều cao kháng sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục.

– Ở nam giới trưởng thành bị kết hợp viêm tuyến tiền liệt, có thể cần dùng kháng sinh từ 4 tuần trở lên.

– Trẻ bị viêm bàng quang không biến chứng thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh trong vòng 10 ngày.

Ngoài kháng sinh, trong 1 đến 2 ngày đầu, người bệnh có thể được chỉ định thêm thuốc phenazopyridine (Pyridium) hoặc thuốc giãn cơ như thuốc chẹn alpha để thúc đẩy đi tiểu nhanh, dễ dàng và giảm bớt cảm giác đau rát.

Dùng kháng sinh là cách chữa viêm đường tiết niệu phổ biến nhất

Cách chữa viêm đường tiết niệu trên (viêm bể thận, viêm thận, viêm niệu quản)

Viêm đường tiết niệu trên thường nguy hiểm hơn và có nguy cơ cao gây biến chứng, do vậy cần dùng kháng sinh mạnh hơn, trong thời gian dài hơn (tối thiểu là 10 ngày đến vài tuần). Ngoài ra, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây thì người bệnh cần nhập viện điều trị sớm:

– Các triệu chứng bệnh không giảm hoặc nặng hơn sau 10 – 14 ngày điều trị kháng sinh ngoại trú.

– Bị mất nước, dễ nôn mửa cần sử dụng kháng sinh kết hợp bù nước và chất điện giải qua đường tiêm, truyền cho đến khi đủ sức khỏe để chuyển sang kháng sinh đường uống.

– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.

– Đang mang thai.

– Mắc kèm các bệnh gây suy giảm khả năng miễn dịch như: tiểu đường, béo phì hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

– Bị sỏi thận hoặc có tiền sử mắc bệnh thận, đặc biệt là viêm bể thận trong vòng 30 ngày trước đó.

– Đang sử dụng ống thông tiểu tại chỗ.

Lưu ý khi chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc tây

Bạn cần dùng đúng loại thuốc, liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ điều trị trực tiếp; đồng thời cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn cần tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi:

– Các triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn.

– Các triệu chứng quay trở lại sau khi bạn đã trị khỏi một thời gian.

– Có một số biểu hiện lạ, nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc.

Cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà

Song song với việc dùng thuốc tây, một số thay đổi nhỏ trong lối sống dưới đây cũng đóng vai trò quan trọng giúp phòng và điều trị viêm đường tiết niệu đạt kết quả tốt.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Các nhà khoa học Malaysia, Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu và nhận thấy rằng, hoạt chất flavonoid và phenolic trong thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Hoàng bá có khả năng chống lại nhiều chủng vi khuẩn phổ biến như: Streptococcus, Staphylococcus aureus, Vibrio parahaemolyticus… – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường tiết niệu. Do vậy, sử dụng các chế phẩm từ các thảo dược này chính là giải pháp giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả được nhiều chuyên gia tiết niệu khuyên dùng.

Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày

Uống đủ nước sẽ kích thích đi tiểu thường xuyên, từ đó giúp loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý uống nước đều vào các khung giờ trong ngày, mỗi lần uống 1 lượng vừa đủ, khoảng 100 – 200ml chứ không nên uống quá nhiều một lúc. Các khung giờ uống nước bạn có thể tham khảo là: 7h, 9h, 11h30, 13h30, 15h, 17h, 20h, 22h.

Uống 8 – 12 ly nước mỗi ngày là cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản hiệu quả

Bổ sung thêm thực phẩm chứa Vitamin C

Vitamin C có khả năng làm tăng độ acid của nước tiểu, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn viêm đường tiết niệu. Một số nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ mang thai cho thấy, những người được bổ sung thêm 100mg Vitamin C mỗi ngày đã giảm hơn 50% nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu so với những người khác. Bởi vậy, việc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu, cà chua… được coi là cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản mà hiệu quả.

Bổ sung lợi khuẩn (probiotic)

Sữa chua, phomai, kim chi, dưa muối… có chứa nhiều lợi khuẩn làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu và ngăn bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, do vậy góp phần làm giảm tác dụng phụ của kháng sinh đến cơ thể khi dùng lâu ngày.

Sử dụng nước ép nam việt quất

Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, nước ép nam việt quất có thể ngăn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu. Bạn có thể áp dụng cách này, tuy nhiên cần lưu ý nước ép nam việt quất không đường mới có tác dụng.

Viêm đường tiết niệu là bệnh phổ biến, dễ tái phát, thế nhưng không phải là bệnh quá khó trị. Với 2 cách chữa viêm đường tiết niệu trên, hy vọng đã có thể giúp bạn không còn lo sợ trước căn bệnh này. Nếu cần biết thêm thông tin gì, bạn có thể liên hệ tới số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Ds. Trần Huyền

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-are-antibiotics-for-uti#1

https://draxe.com/home-remedies-for-uti/

https://www.healthline.com/nutrition/uti-home-remedies#section7

Viết bình luận