“Bệnh từ miệng mà ra”, bởi vậy, một chế độ ăn uống đúng cách sẽ có vai trò rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Và với viêm đường tiết niệu cũng như vậy, đây là một lý nhiễm khuẩn phổ biến ở cả nam và nữ nên cần phải lưu ý lựa chọn đúng thực phẩm để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện sức đề kháng. Dưới đây là một số bí quyết dành cho bạn.
Mục lục
Lợi khuẩn (Probiotic) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa, tiết niệu, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. Đặc biệt với những người dùng kháng sinh dài ngày, việc tăng cường các thực phẩm này lại càng quan trọng. Những thực phẩm nên ăn bao gồm: phô mai, sữa chua, nấm sữa,…
Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng miễn dịch. Do đó, khi bị viêm đường tiết niệu, bạn nên bổ sung thêm các loại việt quất, rau xanh, hoa quả tươi (cam, chanh, bưởi, quýt,…) vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Bị viêm đường tiết niệu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
Hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa có trong các loại quả như việt quất, táo, nho, quả mâm xôi, tỏi, giấm táo… giúp tiêu diệt các gốc tự do, giảm viêm hiệu quả, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh hơn.
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và xoa dịu nhiều triệu chứng khó chịu trong bệnh viêm đường tiết niệu như chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,… Vitamin C có trong các loại rau có màu xanh đậm, các loại quả mọng, cam, chanh, bưởi, kiwi,…
Việc bổ sung cân đối các nhóm dưỡng chất và các thực phẩm chứa protein cũng giúp cải thiện sự dẻo dai của các cơ trơn bàng quang, từ đó xoa dịu các kích thích trong bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, mỗi ngày không quá 150g thịt các loại.
Uống nước để giúp pha loãng nước tiểu, đảm bảo lượng nước tiểu bài tiết hàng ngày giúp “rửa trôi” các vi khuẩn trong đường tiết niệu (bàng quang, niệu đạo). Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm một số loại nước ép như nước việt quất, cần tây, nước lúa mạch…
Uống nhiều nước giúp tăng hiệu quả điều trị viêm tiết niệu
Ngoài việc ghi nhớ danh sách thực phẩm “viêm đường tiết niệu nên ăn gì” thì khi bạn nên thực hiện theo những lưu ý dưới đây:
– Tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định, không nên tự ý ngưng thuốc được kê đơn dù cho các triệu chứng có thể thuyên giảm chỉ sau một vài ngày. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả trị viêm, các chuyên gia tiết niệu thường khuyên nên hợp cùng với các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa các thành phần tiêu biểu như Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi, Kim tiền thảo… Đây vốn là những vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
– Hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa dầu mỡ, chất làm ngọt nhân tạo
– Tránh các chất kích thích từ rượu, bia, cà phê, thuốc lá, trà đặc,…
– Kiêng các đồ ăn và gia vị cay nóng để không làm kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng
– Kiêng sinh hoạt tình dục trong giai đoạn viêm để tránh lây nhiễm cho đối tác
– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế sử dụng các hóa chất vệ sinh và tẩy rửa gây kích ứng đường tiết niệu
– Mặc quần áo rộng rãi từ các chất liệu thoáng khí
Những thông tin trong bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn trang bị những kiến thức hữu ích để giải đáp băn khoăn bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Xem thêm:
“Bỏ túi” những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm đường tiết niệu
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam và những lợi ích vượt trội
Ds Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Viết bình luận