Bệnh mạch vành

Triệu chứng cao huyết áp – Bạn đã biết cách để nhận biết sớm?

Ngày đăng: 11 Tháng Mười, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Cao huyết áp hay tăng huyết áp được nhiều người ví như “kẻ thù giấu mặt của sức khỏe”. Thực tế là có đến hơn 1/3 số người bệnh không hề biết mình bị cao huyết áp cho đến khi tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hoặc khi biến chứng bắt đầu xuất hiện. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm các triệu chứng cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tiến triển? Bạn hãy dành 3 phút để đọc những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Cao huyết áp là bệnh gì?

Huyết áp là chỉ số để đánh giá sức khỏe tim mạch, bao gồm 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ở người bình thường chỉ số huyết áp lí tưởng dao động xung quanh mức 120/80mmHg. Cao huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90mmHg, trong đó huyết áp tâm thu cao hơn 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90mmHg.

Dưới đây là bảng phân loại mức độ tăng huyết áp theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ AAC/AHA 2017:

Phân độ THA

Huyết áp tâm thu

(mm Hg)

 

Huyết áp tâm trương

(mm Hg)

HA bình thường

<120

<80

Tiền THA

120-129

<80

THA độ 1

130-139

hoặc

80-89

THA độ 2

>140

hoặc

>90

Cơn THA

>180

và/hoặc

>120

Triệu chứng cao huyết áp – Đừng bao giờ bỏ qua!

Thông thường, tăng huyết áp diễn biến một cách thầm lặng, người bệnh có thể không “mảy may” gặp khó chịu gì và chỉ phát hiện ra bệnh khi đo huyết áp. Tuy nhiên, khi huyết áp cao vượt ngưỡng chịu đựng, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu sau:

– Choáng váng, đau đầu dữ dội.

– Mệt mỏi, giảm tập trung hoặc lú lẫn.

– Cảm giác tức ngực, khó thở.

– Đánh trống ngực, loạn nhịp tim.

– Rối loạn thị giác, mờ mắt.

– Buồn nôn, ói mửa.

– Có thể bị chảy máu cam hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu.

Trẻ em khi bị cao huyết áp ngoài những biểu hiện trên có thể kèm theo bị liệt cơ mặt, chậm chạp, quấy khóc, cáu gắt nhiều.

Đau đầu dữ dội – Triệu chứng cao huyết áp

Nguyên nhân cao huyết áp và những yếu tố nguy cơ

Cao huyết áp được chia thành hai dạng chính, là cao huyết áp nguyên phát không có nguyên nhân rõ ràng và cao huyết áp thứ phát do hậu quả của một bệnh lý khác. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp:

– Do tuổi tác: thường bắt đầu ở tuổi ngoài 60.

– Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

– Tiền sử gia đình có người từng bị cao huyết áp.

– Thừa cân, béo phì.

– Lối sống không khoa học: Ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

– Thói quen ăn uống không khoa học: ăn mặn, nhiều chất béo bão hòa…

– Yếu tố tâm lý: căng thẳng, lo lắng kéo dài.

– Một số bệnh lý: bệnh thận, tiểu đường, mỡ máu cao, bệnh tuyến giáp…

– Một số yếu tố khác như: phụ nữ có thai, thời tiết, tác dụng phụ của thuốc…

Cách chữa cao huyết áp và phòng ngừa biến chứng

Chế độ sinh hoạt giúp điều trị và phòng ngừa cao huyết áp

Lối sống là sự phản ánh chân thực nhất những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn đối với sức khỏe. Đối với bệnh cao huyết áp, việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng vừa giúp tăng hiệu quả điểu trị đồng thời phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây cũng là phương pháp điều trị chính với các trường hợp tăng huyết áp nhẹ, chưa nhất định dùng thuốc. Dưới đây là những hướng dẫn cho người bệnh cao huyết áp:

– Thăm khám định kỳ và thường xuyên kiếm tra mức huyết áp để phát hiện kịp thời những triệu chứng cao huyết áp.

– Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

– Tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tham khảo chế độ ăn địa trung hải: ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hạn chế chất béo bão hòa…

– Ăn nhạt hơn: lượng natri mỗi ngày nên dưới 6g/ngày, tập thói quen “đọc nhãn thực phẩm” để tránh những đồ ăn có lượng muối quá cao.

– Hạn chế rượu bia, không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày.

– Bỏ thuốc lá.

– Duy trì cân nặng lí tưởng, giảm cân nếu béo phì, mỗi 1kg cân nặng giảm đi có thể giúp giảm 1mmHg trong chỉ số huyết áp.

– Tập luyện thể thao vừa sức: tập luyện từ 15 đến 20 phút mỗi ngày vừa giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, đồng thời duy trì vóc dáng và giảm lo lắng, căng thẳng. Người bệnh cao huyết áp nên tập luyện một số môn thể thao như: đi bộ, đạp xe, bơi lội…

– Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã làm sáng tỏ vai trò của nhiều thảo dược trong điều trị bệnh cao huyết áp như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm… Hoạt chất sinh học trong những thảo dược này giúp giãn mạch, điều hòa chỉ số huyết áp ở mức an toàn, giúp cải thiện các triệu chứng cao huyết áp, đồng thời chống oxy hóa để ngăn ngừa các biến chứng của tăng huyết áp.

Đạp xe là môn thể thao tốt cho người bệnh cao huyết áp

Xem thêm: Giải pháp thảo dược từ Bồ hoàng cho người bệnh cao huyết áp

Thuốc điều trị cao huyết áp

Tùy theo chỉ số huyết áp và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc một cách đơn độc hoặc phối hợp các thuốc, một số nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:

– Thuốc lợi tiểu Thiazid: Chlorthalidone, Hydrochlorothiazide (Microzide)…

– Thuốc ức chế thụ thể Angiotensine II: Enalapril, Captoprol, Benazepril… 

– Thuốc chẹn kênh canxi: Nifedipin, Amlodipin, Nicardipin…

– Thuốc ức chế alpha giao cảm: Prazosin , Doxazosin, Prazosin…

– Thuốc chẹn beta giao cảm: Acebutolol, Atenolol.

– Thuốc ức chế alpha – beta: Carvedilol, Labetalol.

Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cũng bởi vì những triệu chứng cao huyết áp đôi khi không rõ ràng, khó nhận biết nên dẫn tới chậm trễ trong điều trị. Huyết áp tăng quá cao, gây nhiều áp lực trên thành mạch có thể làm nứt vỡ mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Đau tim hoặc đột quỵ: huyết áp cao khiến các mạch máu bị xơ cứng và dày lên, dễ bị xơ vữa mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim.

– Hội chứng chuyển hóa: làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao, tiểu đường…

– Suy tim: cơ tim phải tăng cường hoạt động để thắng được áp lực trong lòng mạch, lâu dần dày lên và dẫn đến suy tim.

– Phình vỡ động mạch: huyết áp cao khiến các mạch máu phình to lên và tiềm ẩn nguy cơ vỡ mạch gây nguy hiểm tính mạng.

– Suy giảm trí nhớ: do suy giảm nghiêm trọng lượng máu đến não.

– Biến chứng trên thận: các mạch máu bị suy yếu, giảm lưu lượng máu đến thận kèm theo nhiều bệnh lý liên quan.

– Biến chứng trên mắt: giảm thị lực, mờ nhòe.

“Lắng nghe cơ thể” là cách giúp bạn nhận biết sớm những triệu chứng cao huyết áp.  Ngoài ra bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh cao huyết áp.

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-symptoms-high-blood-pressure

Viết bình luận