Mồ hôi nhiều

Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm – Cha mẹ chớ nên chủ quan!

Ngày đăng: 7 Tháng Chín, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ con chạy nhảy ra nhiều mồ hôi là điều bình thường nhưng nếu lúc nào chúng cũng đầm đìa ngay cả khi đang ngủ thì rất có thể là do chứng đổ mồ hôi trộm gây ra. Vậy bạn đã hiểu gì về nguyên nhân và làm cách nào để khắc phục dứt điểm tình trạng này? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng phổ biến ở trẻ, đặc biệt xuất hiện vào ban đêm và tập trung nhiều ở vùng đầu, sau gáy, lưng hoặc lòng bàn tay, bàn chân. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra khi thời tiết nóng bức, điều kiện phòng ngủ không thoáng mát hoặc trẻ vận động nhiều trước khi ngủ thì được xem là đổ mồ hôi trộm sinh lý, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và sẽ tự chấm dứt khi trẻ lớn lên.

Ngược lại, khi đã loại bỏ các yếu tố ngoại cảnh trên mà trẻ vẫn ra mồ hôi trộm nhiều quá mức, lúc này cha mẹ cần hết sức lưu ý, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số tình trạng tiềm ẩn sau:

– Thiếu canxi, thiếu vitamin D: Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm kèm theo biểu hiện quấy khóc, đêm ngủ hay trằn trọc, giật mình, rụng tóc vành khăn…, thường gặp nhất ở giai đoạn sơ sinh.

– Rối loạn thần kinh thực vật: Đây là hệ thần kinh điều khiển hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật chưa phát triển hoàn thiện, do vậy trẻ thường ra nhiều mồ hôi hơn người lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát do rối loạn thần kinh thực vật.

Sốt có thể là nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi trộm

– Rối loạn tâm lý: Trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi hoặc quá căng thẳng, lo lắng trước khi ngủ.

– Bệnh lý khác: Một số ít trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, bệnh tuyến giáp, chứng ngưng thở lúc ngủ, còi xương, lao sơ nhiễm,…

– Tác dụng phụ của thuốc đang dùng như kháng sinh, thuốc hạ sốt,…

Tác hại của đổ mồ hôi trộm quá mức ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, bởi vậy khi bị đổ mồ hôi trộm quá mức và kéo dài liên tục có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giấc ngủ của trẻ:

– Tăng nguy cơ nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,…

– Trẻ bị suy kiệt, mệt mỏi, tinh thần uể oải khi thức dậy do mất nước và chất điện giải nhiều qua mồ hôi.

– Mồ hôi gây khó chịu khiến trẻ hay trằn trọc, ngủ không sâu giấc.

– Trẻ dễ bị phát ban, mẩn ngứa, nổi mụn nhọt do mồ hôi ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây bệnh ngoài da.

– Đổ mồ hôi trộm bệnh lý có thể gây chậm tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ chỉ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý, vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp, lượng mồ hôi tiết nhiều quá mức kèm theo những biểu hiện bất thường khác như quấy khóc, biếng ăn, mệt mỏi, chậm tăng cân,… lúc này cha mẹ cần lưu tâm và nên đưa con đến viện khám để được đánh giá đúng nguyên nhân gây ra.

Bên cạnh đó, một số biện pháp dưới đây sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng mồ hôi trộm của trẻ:

– Đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ của con phù hợp, thoáng mát bằng cách sử dụng điều hòa hoặc quạt.

– Cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt khi ngủ.

– Không đắp quá nhiều chăn, mền trừ khi cần thiết.

– Thường xuyên dùng khăn mềm lau khô mồ hôi trên cơ thể con để tránh bị nhiễm lạnh.

– Khuyến khích con nên đi dạo trước khi ngủ, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn tinh thần.

– Cho con uống đủ nước, lượng nước cần bổ sung sẽ tính theo cân nặng của trẻ.

Uống nhiều nước giúp cải thiện tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ

– Tránh cho con ăn đồ cay nóng hoặc ăn quá no, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ.

– Tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày của con.

– Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, nên tăng cường bổ sung vitamin D, canxi qua một số thực phẩm như sữa, cá biển, tôm, cua, đậu nành,… hoặc bằng đường uống theo chỉ định của bác sĩ và cho con tắm nắng thường xuyên.

– Khi trẻ lên 7 tuổi, nếu tình trạng mồ hôi vẫn tiếp tục xảy ra thì có khả năng cao là chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Lúc này cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi lành tính từ thảo dược Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ để điều chỉnh ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, đồng thời làm mát cơ thể, săn se bề mặt da, từ đó giúp giảm mồ hôi một cách tự nhiên.

Xem thêm:

Thông tin về viên uống hỗ trợ trị mồ hôi nhiều từ thảo dược

Đổ mồ hôi trộm – Tất cả thông tin cần thiết cho bạn!

Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm sẽ không còn là nỗi bận tâm quá lớn khi cha mẹ thực sự hiểu rõ về nguyên nhân và chủ động áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn vui lòng liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029 để được tư vấn.

Ds. Hà Thư

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.momjunction.com/articles/night-sweats-in-children-causes-symptoms_00116412/#gref

https://www.medicalnewstoday.com/articles/296818.php

Viết bình luận