Mồ hôi nhiều

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ – Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng: 15 Tháng Ba, 2018
5/5 - (6 bình chọn)

Một giấc ngủ không bị gián đoạn rất quan trọng để trẻ có phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Thế nhưng mồ hôi đêm lại luôn là “kẻ phá đám” giấc ngủ của trẻ. Nếu bạn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ khi ngủ và biện pháp để giấc ngủ của bé yêu được trọn vẹn, hãy đọc bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ

Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ thường ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, mặt… bởi một số lý do như:

– Rối loạn thần kinh thực vật: tình trạng này có thể kéo dài và tiếp diễn ở tuổi trưởng thành nếu không điều trị sớm.

– Nhiệt độ môi trường quá cao

– Sử dụng ga trải giường, chăn quá dày

– Mặc cho trẻ quá nhiều quần áo

– Phòng ngủ kín, không thoáng khí

– Trẻ ăn nhiều đồ chứa gia vị cay nóng gần lúc đi ngủ

– Bé gặp phải ác mộng

– Chứng ngưng thở khi ngủ: thường gặp ở trẻ sinh non, kèm theo da xanh, thở khò khè

– Tác dụng phụ của thuốc bé đang dùng

– Trẻ có hiện tượng thừa cân, béo phì

– Trẻ bị sốt, nhiễm trùng, cảm, ho…

– Bệnh tim bẩm sinh

– Trẻ bị một số bệnh mạn tính như: lao, tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, ung thư, bệnh tự miễn…

– Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: canxi, kẽm…

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể do nguyên nhân bệnh lý

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể do nguyên nhân bệnh lý

Triệu chứng cảnh báo hiện tượng đổ mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ cần điều trị?

Mặc dù trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ thường chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên theo dõi thêm liệu trẻ có đổ mồ hôi quá nhiều? Trẻ có gặp phải những triệu chứng nào khác như:

– Thở hổn hển, khò khè

– Hơi thở ngắt quãng

– Mệt mỏi, bơ phờ sau khi tỉnh dậy, kéo dài trong ngày

– Mở miệng khi ngủ, ngáy to

Nếu con bạn có một hoặc nhiều triệu chứng trên, hãy đưa bé đi khám và chia sẻ về tình trạng này với bác sỹ để loại trừ những nghi ngờ không cần thiết. Bác sỹ có thể bắt đầu bất kỳ một liệu pháp nào để chữa chứng mồ hôi đêm ở trẻ.

Trẻ ra mồ hôi nhiều khi ngủ trị thế nào?

Nếu đã đi khám và loại trừ các bệnh lý có thể gây ra chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, nhưng bạn vẫn còn lo lắng về tình trạng này, một số lưu ý dưới đây có thể giúp trẻ giảm bớt mồ hôi:

– Duy trì nhiệt độ phòng ngủ của trẻ luôn mát mẻ cả đêm, có thể dùng thêm quạt, điều hòa nhiệt độ.

– Tránh cho trẻ ăn các đồ ăn cay, lưu ý bữa tối nên cách thời điểm đi ngủ từ 2 – 3 giờ.

– Cho trẻ uống đủ nước từ 1 – 1,5 lít nước/ngày tùy theo thể trạng.

– Luyện cho trẻ thói quen đi dạo về đêm trước giờ đi ngủ.

– Cho trẻ mặc đồ ngủ thoáng rộng, thấm hút mồ hôi, tránh mặc quá nhiều quần áo dày.

– Nói chuyện với trẻ thường xuyên để biết về những vấn đề khiến bé lo lắng, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để loại trừ các bệnh lý gây đổ mồ hôi nhiều.

– Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ loại thuốc nào gây đổ mồ hôi đêm, hãy trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh loại thuốc, liều lượng cho phù hợp nếu cần thiết.

– Dùng sản phẩm thảo dược trị mồ hôi đêm: Với trẻ từ 7 tuổi trở lên, bạn có thể cho bé dùng sản phẩm chứa một số loại thảo dược lành tính giúp làm ổn định hoạt động bài tiết mồ hôi ở trẻ, giảm mệt mỏi do đổ mồ hôi quá nhiều, chẳng hạn như Sơn thù du, Thiên môn đông.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ trị mồ hôi cho trẻ hiệu quả

3 vị thảo dược trị mồ hôi nhiều an toàn cho trẻ nhỏ

Mặc đồ thoáng rộng khi ngủ để tránh bị đổ mồ hôi quá nhiều

Mặc đồ thoáng rộng khi ngủ để tránh bị đổ mồ hôi quá nhiều

Trẻ ra nhiều mồ hôi khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần theo dõi về tình trạng này, áp dụng một số lưu ý trên để ngăn hiện tượng này tiếp diễn kéo dài, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Ds. Lê Lương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo

http://www.momjunction.com/articles/night-sweats-in-children-causes-symptoms_00116412/#gref

Viết bình luận