Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn sơ suất để con sốt cao quá dẫn đến cơn co giật, thậm chí là không biết cách phòng ngừa để cơn tái diễn nhiều lần. Vậy trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng đến não bộ không?Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Mục lục
Với trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi, não bộ của trẻ thường chưa phát triển toàn diện nên dễ nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể quá cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt nhanh đều có thể kích thích não bộ dẫn đến các cơn co giật.
Co giật do sốt nếu mới chỉ xảy ra một hai lần có thể được đánh giá là lành tính, không để lại hậu quả gì về sau. Tuy nhiên, nếu sốt cao co giật tái diễn nhiều lần, thậm chí không sốt cũng co giật, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là di chứng động kinh rất khó kiểm soát.
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi
Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện quá mức của các nơron thần kinh, do đó ít nhiều sẽ gây tổn thương đến các tế bào não và khiến chúng hoạt động bất thường. Nhất là khi cơn con giật tái diễn nhiều lần có thể hủy hoại các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát cảm xúc, chuyển động, suy nghĩ và trí nhớ của trẻ.
Không chỉ vậy, cơn co giật cũng thường xuất hiện đột ngột và nếu không kịp thời xử trí, trẻ có nguy cơ cao gặp chấn thương sọ não nếu bị ngã, ngất tại những nơi nguy hiểm như cạnh bàn, cạnh giường, cầu thang,…
Nhiều trẻ sốt cao co giật lớn lên với những khuyết tật về ngôn ngữ và trí tuệ, chẳng hạn như chậm nói, nói ngọng, kỹ năng tính toán và hiểu biết kém hơn bạn bè đồng trang lứa gây khó khăn trong học tập, cuộc sống hằng ngày.
Khi thấy trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các thao tác sau để giúp con hạn chế mọi rủi ro có thể gặp phải:
– Loại bỏ mọi vật sắc, nhọn xung quanh nơi trẻ nằm để hạn chế tổn thương cho trẻ.
– Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây sặc, khó thở.
– Cởi bớt cúc áo, khuy quần để trẻ dễ thở hơn.
– Không bỏ bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ hoặc cố gắng kìm kẹp trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ tổn thương xương hàm, xương cánh tay.
– Nếu cơn co giật xảy ra liên tiếp hoặc kéo dài trên 5 phút, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
– Nếu cơn sốt cao co giật mới chỉ xảy ra lần đầu tiên, sau khi trẻ hồi phục sức khỏe, bạn nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Đưa trẻ sốt cao co giật đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Mỗi khi trẻ ốm sốt, để phòng ngừa cơn co giật tái phát, cha mẹ cần lưu ý:
– Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, cứ 2 – 4 tiếng đo 1 lần và nếu thấy trẻ chớm sốt cha mẹ nên cho con dùng thuốc hạ sốt ngay để tránh sốt cao quá dẫn đến cơn co giật.
– Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng trán, bẹn, nách,… để giúp cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt.
– Cân bằng điện giải bằng oresol theo đúng hướng dẫn, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
– Khuyến khích trẻ uống nhiều nước và bổ sung vitamin bằng các loại nước ép, sinh tố hoa quả.
– Cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ kết hợp cùng các thảo dược An tức hương, Câu đằng. Bởi lẽ, qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện một số hoạt chất chiết xuất từ bộ đôi thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, làm giảm sự hưng phấn quá mức của não bộ, nhờ đó giúp phòng ngừa cơn co giật hiệu quả và hạn chế di chứng động kinh cũng như xoa dịu những thương tổn do cơn co giật cũ để lại.
Thảo dược Câu đằng giúp giảm cơn sốt cao co giật và hạn chế di chứng động kinh ở trẻ
Xem thêm:
Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp phòng ngừa sốt cao co giật cho trẻ
Sốt cao co giật dù chỉ xảy ra một lần vẫn có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ. Do đó cha mẹ cần nắm chắc các bước chăm sóc trẻ trong và sau cơn co giật để giúp trẻ hạn chế thương tổn não bộ, di chứng động kinh hiệu quả. Và nếu có bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0243.775.9051 – 0972.032.029, cac chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/febrile-seizures/
https://adc.bmj.com/content/78/1/78
https://www.hse.ie/eng/health/az/f/febrile-convulsions/complications-of-febrile-convulsions.html
https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Febrile-Seizures-Fact-Sheet
Tin liên quan
Viết bình luận