Bệnh động kinh là một căn bệnh nguy hiểm, mang tính thời sự bởi những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cơn co giật, động kinh tái diễn đột ngột khiến nhiều người không biết phải xử trí ra sao, chăm sóc người bệnh như thế nào?
Sau đây là tổng hợp những kiến thức xoay quanh việc chăm sóc bệnh nhân động kinh trong và sau cơn co giật mà mọi người nên nắm vững.
Mục lục
Trong cơn động kinh người bệnh có thể mất ý thức, co giật không kiểm soát trong vài phút hoặc có thể lâu hơn. Khi họ đột nhiên ngã xuống đất và co giật, bạn nên bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
– Để người bệnh nằm trên một mặt phẳng, loại bỏ tất cả những vật sắc nhọn xung quanh có thể gây thương tích cho họ.
– Kê một cái áo, gối, chăn mỏng dưới đầu bệnh nhân, tháo kép tóc (nếu có).
– Tháo khuya áo trên cùng, cà vạt để bệnh nhân dễ thở, nghiêng người họ sang một bên để đờm dãi chảy ra ngoài, tránh tắc nghẽn đường thở.
– Không nên cho đũa cả, vật cứng vào miệng người bệnh bởi theo chứng minh khả năng cắn lưỡi khi lên cơn co giật rất thấp, có chăng chỉ là trợt nhẹ niêm mạc miệng và sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau đó, nhưng nguy cơ người bệnh bị tổn thương xương hàm, cản trở đường thở do cắn vỡ vật cứng là rất cao.
– Không cố gắng giữ chặt tay chân người bệnh bởi có thể gây gãy xương, hãy để người bệnh được tự do cho đến khi hết cơn co giật.
Nên nghiêng người họ sang một bên khi đang trong cơn động kinh
Xem thêm:
Những sai lầm khi xử trí cơn co giật động kinh
Những tài liệu ghi chép cũng như quan sát của bạn có thể sẽ rất hữu ích cho các bác sĩ điều trị, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại của người bệnh, cụ thể hãy cố gắng nhớ những điều sau:
– Các biểu hiện trong cơn của người bệnh như thế nào?
– Cơn động kinh kéo dài trong bao lâu?
– Trước mỗi cơn co giật, động kinh người bệnh có những biểu hiện như thế nào?
– Người bệnh có bị thương tích hay không?
– Ngừng thở quá 30 giây, ngay lập tức gọi cấp cứu, đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân.
– Không có những phản ứng bình thường trong vòng 1 giờ sau cơn, hoặc có các triệu chứng mới như khó khăn khi đi bộ, nói chuyện hoặc lú lẫn, giảm trí nhớ.
– Động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc nhiều cơn động kinh xảy ra liên tiếp trong 24 giờ.
– Co giật, động kinh kèm sốt cao, xảy ra sau chấn thương đầu hay bị đau đầu đột ngột, hoặc sau khi ăn hoặc hít phải chất độc.
– Người bệnh tiểu đường bị co giật do tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
– Phụ nữ có thai lên cơn co giật động kinh dù là thời gian kéo dài bao lâu đều là một trạng thái nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
Gọi cấp cứu ngay nếu cơn co giật, động kinh xảy ra sau đau đầu đột ngột
Giai đoạn quan trọng và cần nhiều sự giúp đỡ nhất là sau khi cơn động kinh xảy ra. Bạn nên:
– Kiểm tra xem người bệnh có bị thương tích hay không.
– Nếu không thể xoay người bệnh về một bên khi họ đang bị co giật thì hãy thực hiện thao tác này khi cơn kết thúc, như vậy họ sẽ cảm thấy được thư giãn, thoải mãi và nhanh hồi phục hơn.
– Nếu người bệnh gặp tình trạng khó thở, sử dụng ngón tay đã rửa sạch, nhẹ nhàng móc tất cả chất ói mửa hoặc nước bọt trong miệng họ. Nếu hành động này không hiệu quả, hãy tìm trợ giúp từ các y, bác sĩ.
– Để người bệnh nằm nghỉ ngơi, không cho ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì cho đến khi họ thực sự tỉnh táo.
– Ở lại với người bệnh cho đến khi họ tỉnh và quen dần với môi trường xung quanh bởi đa phần sau cơn họ sẽ buồn ngủ hoặc ý thức lẫn lộn.
Chú ý trong việc chăm sóc bệnh nhân động kinh là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh. Để làm được điều này, người bệnh động kinh cần uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ liều hoặc ngưng sử dụng. Ngoài ra trong chế độ ăn uống, sinh hoạt người bệnh động kinh cũng cần lưu ý:
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, calci chẳng hạn như: thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng,…
– Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Tập các bài tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh. Việc ứng dụng hoạt chất Rhynchophylin từ thảo dược Câu đằng trong trị bệnh động kinh hiện được xem là giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh. Ngoài tính năng an thần, thảo dược còn kích thích cơ thể sản sinh GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng cho não bộ, có thể ngăn chặn những sóng điện não bất thường, phòng tránh co giật tái phát.
Xem thêm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta được bào chế từ thảo dược Câu đằng
Bằng chứng nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh từ thảo dược
Ds. Quỳnh Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/epilepsy/tc/helping-a-person-during-an-epileptic-seizure-topic-overview#2
Tin liên quan
Viết bình luận