Bệnh động kinh

Trẻ bị động kinh có thể phát triển bình thường được không?

Ngày đăng: 16 Tháng Năm, 2018
5/5 - (4 bình chọn)

Được nhìn thấy con khỏe mạnh lớn lên mỗi ngày là niềm vui của tất cả các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, những phụ huynh có con mắc bệnh động kinh lại không được may mắn như vậy. Họ luôn phải đối mặt với tâm trạng bối rối, lo lắng, thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhìn thấy con xuất hiện các cơn co giật. Không chỉ vậy, phụ huynh còn rất lo lắng cho tương lai của con mình bởi không biết liệu rằng trẻ động kinh có thể phát triển bình thường được không? Nếu bạn cũng đang có con mắc bệnh động kinh và có những băn khoăn như vậy thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cho mình câu trả lời.

Trẻ có thể phát triển bình thường nếu mắc bệnh động kinh không?

Không như những chứng bệnh khác, người bệnh động kinh có thể gặp phải các tác động tiêu cực ở nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau như ảnh hưởng của cơn động kinh, tác dụng phụ của thuốc điều trị, yếu tố xã hội… Chính vì vậy, có thể nói rằng trẻ mắc bệnh động kinh đều ít nhiều sẽ gặp phải những ảnh hưởng nhất định trong quá trình phát triển. Mức độ ảnh hưởng đối với trẻ sẽ tỷ lệ thuận với tần suất xuất hiện của các cơn co giật, động kinh. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên lo lắng quá mức bởi, nếu trẻ được điều trị kiểm soát tốt các cơn thì mức độ ảnh hưởng sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

Trẻ mắc động kinh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, khía cạnh

Những ảnh hưởng của bệnh động kinh tới sự phát triển của trẻ

Trẻ mắc bệnh động kinh có thể bị ảnh hưởng tiêu cực ở rất nhiều khía cạnh khác nhau như:

– Trẻ có nguy cơ cao gặp phải chấn thương, tại nạn do đột ngột mất nhận thức và không kiểm soát được hành vi khi cơn xuất hiện. Đặc biệt, sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ xuất hiện cơn động kinh trong khi đang lái xe hay xung quanh chứa nhiều đồ vật cứng, sắc nhọn…

– Giảm trí nhớ và khả năng tư duy, nhận thức: Tần suất cơn xảy ra càng nhiều thì sự suy giảm nhận thức và khả năng tư duy, trí nhớ càng nặng nề.

– Ảnh hưởng tới tâm lý do tác động từ yếu tố bệnh tật, môi trường xã hội, bạn bè xung quanh: Trẻ mắc động kinh thường có xu hướng sống thu mình khi lớn dần lên. Nhiều trẻ mắc bệnh động kinh có thể gặp phải tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm… do tác động bởi môi trường gia đình, xã hội và mặc cảm với bản thân.

– Dễ gặp tác dụng phụ của thuốc điều trị dài ngày: Song song với tác dụng kiểm soát các cơn co giật, động kinh thì thuốc điều trị cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ với trẻ như chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc… Tuy nhiên nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc thường thấp hơn nhiều so với lợi ích của nó.

Giải pháp giúp giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh động kinh tới sự phát triển của trẻ

Điều quan trọng nhất để giảm đi những ảnh hưởng của bệnh động kinh đến sự phát triển của trẻ đó là thực hiện những giải pháp để kiểm soát tốt bệnh nhằm giảm thiểu tối đa các cơn co giật, động kinh. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần biết cách giảm đi những ảnh hưởng trực tiếp do các cơn co giật, động kinh gây ra với trẻ.

– Sử dụng thuốc đúng cách: Tuy thuốc điều trị động kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng những nguy cơ về tác dụng phụ của thuốc nhỏ hơn nhiều so với lợi ích mà thuốc mang lại. Nếu thuốc giúp kiểm soát tốt cơn hoặc giảm tần suất và mức độ cơn thì những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh động kinh với trẻ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, phụ huynh cần nhắc con uống thuốc đều đặn với liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Khuyến khích con vận động thể chất thường xuyên: Phụ huynh nên khuyến khích con thực hiện các hoạt động thể chất vừa sức một cách thường xuyên. Các hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ thoải mái, thư giãn hơn, giảm nguy cơ loãng xương do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị động kinh.

Hoạt động thể chất sẽ làm giảm những ảnh hưởng của bệnh động kinh với trẻ

– Ăn uống khoa học: Phụ huynh cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống của con mình. Nhìn chung, các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ mắc bệnh động kinh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như thịt nạc, cá, tôm, cua, các loại đậu đỗ… Nên giảm bớt các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, cháo, bánh mì, đồ ngọt… Và đặc biệt cần tránh sử dụng các thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn vì có chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản. Chế độ ăn khoa học sẽ giúp giảm tần suất các cơn co giật và cung cấp dinh dưỡng phù hợp để trẻ phát triển tốt nhất.

– Quan tâm chia sẻ với con nhiều hơn: Phụ huynh nên quan tâm, động viên con nhiều hơn để giúp con giảm đi những tác động tâm lý do bệnh. Tuy nhiên, trong cách nói chuyện với con không nên coi con như người có bệnh, tránh thái độ “thương hại” bởi điều đó càng làm con mặc cảm với bản thân hơn.

– Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược: Một số loại thảo dược đã được chứng minh mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với trẻ mắc bệnh động kinh. Chẳng hạn như thảo dược Câu đằng, An tức hương,… với tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định hệ thần kinh không chỉ giúp giảm đi các cơn co giật mà còn giúp trẻ cải thiện tốt về mặt tâm lý, cải thiện giấc ngủ. Cha mẹ có thể tìm mua những sản phẩm được bào chế từ các thảo dược này để hỗ trợ trị bệnh cho con thêm phần hiệu quả.

Xem thêm:

Thông tin về sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương cho trẻ động kinh

Ảnh hưởng của giấc ngủ tới bệnh động kinh

6 điều có thể bạn chưa biết về bệnh động kinh

Người bệnh động kinh nên ăn gì và kiêng gì để tránh tăng cơn?

Chắc hẳn qua bài viết bạn đã có được cho mình câu trả lời cho câu hỏi Trẻ bị động kinh có thể phát triển bình thường được không?” và biết được những việc cần làm để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh động kinh đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hy vọng rằng, những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn điều trị, chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh tốt hơn.

Ds. Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.epilepsysociety.org.uk/epilepsy-childhood#.Ws4EINRubIU

Viết bình luận