Mồ hôi nhiều

Toát mồ hôi lạnh – kẻ phá đám giấc ngủ hằng đêm

Ngày đăng: 26 Tháng Chín, 2019
5/5 - (5 bình chọn)

Hằng đêm, bạn vẫn luôn phải trở mình thức giấc vì bị toát mồ hôi lạnh? Bạn băn khoăn không hiểu “vị khách không mời” này từ đâu mà đến và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này. Hãy dành ngay 3 phút đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.  

Biểu hiện của chứng toát mồ hôi lạnh bất thường

Giật mình thức giấc sau một cơn ác mộng, đó là điều mà chúng ta đã từng trải qua ít nhất 1 lần trong đời. Vậy nhưng ngay cả khi bạn không gặp ác mộng, mồ hôi vẫn túa ra đầm đìa, ướt lạnh lòng bàn tay, bàn chân, lưng, ngực, bụng… thì hãy coi chừng, đó chính là biểu hiện của chứng toát mồ hôi lạnh bất thường cần được điều trị sớm. Ngoài đổ mồ hôi, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn, da nhợt nhạt, đau ngực, khó thở, giảm tập trung…

Toát mồ hôi lạnh thường xảy ra về đêm

Nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh

Rối loạn thần kinh thực vật (cường giao cảm)

Nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm vai trò điều khiển hoạt động của các tuyến mồ hôi dưới da. Nếu hệ giao cảm hoạt động quá mức, mồ hôi sẽ tăng tiết nhiều hơn. Mồ hôi thường tiết nhiều ở những vị trí đối xứng như tay, chân, mặt… và bệnh có tính di truyền qua các thế hệ.

Bệnh cường giáp

Hormon tuyến giáp được giải phóng quá nhiều làm tăng tốc độ chuyển hóa trong cơ thể, quá trình này sinh ra nhiều nhiệt lượng dư thừa khiến cơ thể phải tăng bài tiết mồ hôi để đảm bảo cân bằng thân nhiệt. Ngoài việc bị đổ mồ hôi nhiều, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như run tay chân, lo âu, hồi hộp, mất ngủ…

Nhiệt độ môi trường cao

Nhiệt độ phòng ngủ quá cao có thể là một yếu tố khách quan khiến bạn bị đổ mồ hôi nhiều, khi gặp gió thì cơ thể sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, chính trang phục, ga giường khó thấm hút mồ hôi cũng là yếu tố góp phần khiến tình trạng toát mồ hôi lạnh xảy ra.  

Bệnh nhiễm trùng

Toát mồ hôi lạnh hằng đêm còn là biểu hiện có thể gặp phải ở những người mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm tủy xương, u lympho không Hodgkin, hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…

Bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường khiến cho hệ thần kinh thực vật bị rối loạn hoạt động, chỉ huy tuyến mồ hôi tăng bài tiết nhiều hơn. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết, chế độ ăn kiêng quá mức gây tụt đường huyết cũng có thể là nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh, kèm theo đói lả, run chân tay…

Rối loạn nội tiết

Suy giảm hormon sinh dục ở cả nam giới và nữ giới tuổi trung niên có thể khiến mồ hôi tăng tiết bất thường. Đây cũng là biểu hiện rất phổ biến ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, họ thường bị mất ngủ vì chứng bốc hỏa, vã mồ hôi lạnh về đêm.

Stress tâm lý

Thường xuyên lo lắng, suy nghĩ kéo dài khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ sinh ra mộng mị và kích thích hệ thần kinh thực vật gây tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.

Căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh

Cách điều trị chứng toát mồ hôi lạnh

Tùy theo nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh là gì mà phương pháp điều trị có thể khác nhau ở từng người. Dưới đây là một số cách điều trị thông dụng nhất:

Sử dụng thuốc

Để điều trị các bệnh lý căn nguyên như tiểu đường, nhiễm trùng, rối loạn hormon… bác sỹ sẽ chỉ định một số thuốc điều trị chính như thuốc hạ đường huyết, kháng sinh, bổ sung hormon phù hợp. Bạn cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh và dùng thuốc theo đơn kê của bác sỹ.

Sử dụng thảo dược

Dù nguyên nhân gây đổ mồ hôi của bạn là gì thì việc sử dụng những thảo dược giúp ổn định hệ thần kinh thực vật và săn se bề mặt da như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ cũng đều mang lại tác dụng giảm tiết mồ hôi hiệu quả, nhất là với chứng đổ mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật và suy giảm nội tiết ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.

Cắt hạch thần kinh giao cảm

Nếu nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh của bạn là do rối loạn thần kinh thực vật, đã sử dụng mọi cách nhưng mồ hôi không giảm thì cắt hạch thần kinh giao cảm sẽ là giải pháp cuối cùng dành cho bạn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giải quyết được mồ hôi ở tay, nách và có thể gây ra một số biến chứng như tăng tiết mồ hôi bù trừ ở vị trí khác, sụp mí mắt, đau giao cảm, tràn dịch màng phổi nên bạn cần phải hết sức cân nhắc trước khi thực hiện.

Thay đổi thói quen sống

Những thói quen sống khoa học dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát chứng toát mồ hôi lạnh được hiệu quả hơn:

– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây, rau củ thay vì chỉ sử dụng nước lọc.

– Hạn chế ăn món chứa nhiều gia vị cay. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như yến mạch, gạo lứt, đậu, táo, chuối, mận, cam…

– Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích, hạn chế uống nhiều bia rượu, cà phê, nước trà đặc…

– Giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng dư cân, béo phì…

– Hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền tịnh; chú ý ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.

– Lựa chọn trang phục, ga giường thấm hút mồ hôi tốt, bố trí phòng ngủ thông thoáng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây toát mồ hôi lạnh và các hướng điều trị cơ bản. Hãy đi khám để phát hiện nguyên nhân, áp dụng theo những lời khuyên hữu ích trong bài viết để sớm chấm dứt tình trạng này.

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm hỗ trợ làm giảm ra mồ hôi chứa Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cold-sweats

Viết bình luận