Bệnh tiết niệu

Sỏi thận đau ở đâu? Hiểu rõ để tránh những sai lầm tai hại

Ngày đăng: 24 Tháng Chín, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Bệnh sỏi thận có thể gây ra rất nhiều phiền toái cho bạn, không chỉ là vấn đề đi tiểu khó khăn mà còn là những cơn đau quặn như “trời giáng”. Nhưng có khi nào bạn còn nhầm lẫn với những cơn đau lưng, đau bụng thông thường để rồi không phát hiện ra ngay bệnh của mình không? Nếu còn chưa rõ “sỏi thận đau ở đâu” thì bài viết dưới đây chính là lời giải đáp dành cho bạn.

Tại sao sỏi thận gây đau?

Đau là triệu chứng điển hình trong bệnh sỏi thận. Sở dĩ sỏi thận gây đau là do viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu hoặc khi sỏi làm cản trở đường tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng lại ở nhiều vị trí. Lúc này, các vách thận bị căng chướng gây đau tức thận. Những tổn thương do sỏi thận là điều kiện thuận lợi gây viêm thận, viêm lan xuống niệu quản, bàng quang. Chính vì vậy những cơn đau do sỏi thận hoàn toàn không thể xem nhẹ.

Sỏi thận đau ở đâu? Những đặc trưng của cơn đau sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận điển hình nhất là những cơn đau quặn thận với các đặc điểm như sau:

– Thời điểm đau quặn thận: đau do sỏi thận thường không theo chu kỳ mà xảy ra đột ngột sau một vận động mạnh như tập luyện quá sức, khuân vác vật nặng, đi xe đường xa và xóc,…

– Vị trí đau sỏi thận: đau thường xuất phát ở vùng hố thắt lưng ở một bên hoặc cả 2 bên sau đó đau lan xuống vùng hạ sườn dưới, hố chậu, bụng dưới cùng bên hoặc bên đối diện và có thể đau tới khu vực sinh dục ngoài

– Cường độ đau quặn thận: nhiều người ví là “cơn đau trời giáng”, đau quặn dữ dội, có thể kéo dài từ 20 phút đến hàng giờ, việc đổi tư thế cũng không cải thiện nhiều. Lúc này, người bệnh cần dùng đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp chỉ bị đau âm ỉ kéo dài do sỏi nằm trong đài – bể thận cọ xát gây đau

– Dấu hiệu mắc kèm: ngoài cơn đau đặc trưng này, người bệnh sỏi thận thường gặp một số rối loạn tiểu tiện như tiểu đau, tiểu rắt, nước tiểu đục, nước tiểu có váng,… kèm theo biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, sốt, ớn lạnh,…

Sỏi thận đau ở đâu?

Hướng dẫn cách phân biệt đau quặn thận với các chứng đau khác

Đau do sỏi thận dễ nhầm lẫn với chứng đau do các bệnh lý khác ở vùng lưng, bụng khiến việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý để phân biệt:

STT

Bệnh lý

Cách nhận biết

1

Đau sỏi mật, sỏi gan

Đau quặn vùng hạ sườn phải có dấu hiệu vàng mắt, vàng da, sốt cao, ợ hơi, khó tiêu. Hình ảnh siêu âm có dấu hiệu giãn ống dẫn mật do sỏi

2

Viêm ruột thừa cấp tính

Đau quặn vùng hố chậu phải, dấu hiệu chạm điểm Mac Burney (+), làm công thức máu thấy bạch cầu tăng cao

3

Hội chứng thắt lưng hông

Đau theo một chiều từ cột sống, qua mông, lan ra sau đùi khiến việc đi lại rất khó khăn và người bệnh không thể ngồi xổm được

4

Bệnh dạ dày, tá tràng

Đau bụng theo chu kỳ, buồn nôn, khó tiêu, nóng rát khu vực thượng vị

5

Bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau dọc theo dây thần kinh, từ lưng dưới qua mông và lan xuống vùng dưới đùi, không lan sang bên đối diện, tê ở chân dọc theo dây thần kinh

6

Thoát vị đĩa đệm

Đau tăng lên khi vận động mạnh, cúi người, ho, hắt hơi, đau từ thắt lưng xuống đến chân

 

Khi bị đau bất thường dù ở vị trí nào và nghi ngờ do bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bạn hoặc người thân cần đi khám trực tiếp tại khoa thận – tiết niệu để thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X- quang, siêu âm ổ bụng,… giúp tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng.

Giải pháp trị sỏi thận an toàn từ thiên nhiên, hết đau sỏi thận

Để chấm dứt những cơn đau do sỏi thận, việc điều trị sỏi tận gốc là vô cùng quan trọng. Ngoài các nhóm thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ trơn tiết niệu, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, các chuyên gia tiết niệu cũng đánh giá cao hiệu quả khi chữa sỏi thận bằng thảo dược. Ưu điểm của phương pháp này là mỗi vị thuốc thường có nhiều công dụng và khi được kết hợp với nhau sẽ tác động đa chiều để bài trừ sỏi thận theo các cơ chế vừa lợi tiểu – bào mòn – đào thải sỏi – ngừa viêm tiết niệu và giảm tái phát sỏi.

Trong vô vàn các thảo dược đó, không thể bỏ qua Kim tiền thảo – một khắc tinh với chứng bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Qua nhiều tài liệu y học cổ truyền và kết quả nghiên cứu tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản), bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc), Kim tiền thảo được chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng lưu thông nước tiểu để bào mòn và giảm kích thước sỏi thận. Ngoài ra còn giúp điều chỉnh pH nước tiểu để giảm kết tinh thêm sỏi mới, ngăn sỏi tái phát. Hiệu lực trị sỏi càng tối ưu hơn khi kết hợp Kim tiền thảo cùng các thảo dược lợi tiểu, chống viêm, giãn cơ trơn tiết niệu, giảm đau như Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên.

Để giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi đun sắc thuốc, các nhà khoa học đã tính toán hàm lượng của 7 thành phần trên tạo nên viên uống hỗ trợ bài sỏi hiệu quả. Đây quả thực là một giải pháp tối ưu cho những người bị sỏi để sớm trục xuất sỏi, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện rõ rệt những cơn đau do sỏi.

Giải pháp thảo dược từ Kim tiền thảo hỗ trợ đào thải sỏi thận, sỏi tiết niệu

Xem thêm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye dành cho người bị sỏi tiết niệu

Đau do sỏi thận phải làm sao? – Nên “bỏ túi” ngay những bí quyết này

Để xoa dịu những cơn đau quặn thận và khó chịu kèm theo, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau tại nhà:

– Chườm ấm giảm đau quặn thận: giải pháp này giúp giảm đau tương đối hiệu quả. Bạn có thể chườm một túi/đệm ấm lên vùng lưng bị đau và thư giãn nghỉ ngơi. Tác động nhiệt này giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm bớt các kích thích thần kinh, giảm đau do sỏi

– Uống nước ép cần tây: cần tây có chứa hoạt chất giúp thư giãn cơ trơn tiết niệu, giảm đau. Khi bị đau do sỏi, bạn có thể xay nước cần tây để uống và nằm nghỉ ngơi

– Uống nhiều nước: đây là cách đơn giản để giảm đau do sỏi thận. Bạn có thể uống 1 – 2 cốc nước ấm ngay lúc đó kết hợp với các biện pháp giảm đau khác

– Nghỉ ngơi thư giãn, mát xa giảm đau: tránh vận động quá sức để không tạo thêm áp lực lên thận khiến các cơn đau trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện mát xa theo hướng dẫn để giảm đau an toàn

– Uống thuốc giảm đau: nếu quá đau và khó chịu, có thể bạn cần uống một số thuốc tây để dịu đi cơn đau tuy nhiên không nên lạm dụng những thuốc này mà cần ưu tiên những biện pháp giảm đau tự nhiên

Hiểu rõ sỏi thận đau ở đâu sẽ giúp bạn có xử trí sớm để sớm tạm biệt những viên sỏi thận “đáng gờm”, bảo vệ tốt chức năng tiết niệu.

Để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa sỏi thận, bạn hãy gọi điện hoặc liên hệ qua zalo số 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Xem thêm:

Mách bạn 13 cách làm tan sỏi thận hiệu quả ngay tại nhà

Bệnh sỏi thận và chế độ ăn tiêu chuẩn để nhanh tan sỏi, ngừa viêm

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.wikihow.com/Relieve-Kidney-Stone-Pain

https://www.stylecraze.com/articles/effective-home-remedies-to-treat-kidney-pain/

Viết bình luận