Bệnh tiết niệu

Bệnh sỏi thận – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 20 Tháng Ba, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Mặc dù có thể chữa khỏi nhưng sỏi thận là bệnh có tỷ lệ tái phát cao và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc sỏi thận, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả.

Triệu chứng điển hình của sỏi thận

Sỏi thận khi kích thước còn nhỏ có thể không gây ra bất cứ triệu chứng gì, tuy nhiên khi sỏi lớn hơn, chúng có thể di chuyển, gây tắc hẹp đường niệu, lúc này người bệnh sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:

– Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng mạn sườn thắt lưng, có thể lan đến vùng bụng dưới, háng.

– Đau, rát buốt khi đi tiểu.

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày.

– Tiểu rắt, tiểu xoắn.

– Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.

– Nước tiểu có mủ, mùi hôi.

– Sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn.

– Khó tiểu, bí tiểu một phần hoặc bí tiểu hoàn toàn.

Đau vùng mạn sườn thắt lưng là triệu chứng điển hình của sỏi thận

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận là do cơ thể thiếu nước, không đủ lượng nước tiểu để pha loãng các chất, khiến nước tiểu bị acid hóa. Bên cạnh đó, sự tăng nồng độ các tinh thể tạo sỏi như canxi, oxalate, acid uric… và sự thiếu hụt các chất ngăn cản sự kết dính của các tinh thể này cũng chính là điều kiện thuận lợi để sỏi hình thành trong thận.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận, đó là:

– Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh sỏi thận.

– Uống không đủ nước mỗi ngày hoặc sống, làm việc ở vùng khí hậu nhiệt đới.

– Ăn một chế độ ăn giàu protein, natri và đường có thể gây tăng lượng canxi trong thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

– Béo phì, kích thước vòng eo lớn cũng được chứng minh có liên quan đến nguy cơ mắc sỏi thận.

– Đã từng phẫu thuật dạ dày, hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, tiêu chảy mạn tính.

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Với những viên sỏi kích thước nhỏ, chúng có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể theo đường tiểu mà không gây bất cứ biến chứng gì. Tuy nhiên khi sỏi phát triển lớn hơn, tích tụ trong thận và nếu không sớm được điều trị, chúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Tắc nghẽn ống nối thận và bàng quang: Gây cản trở đường dẫn nước tiểu, ứ nước tại thận kéo dài.

– Viêm đường tiết niệu: Sỏi thận nằm lâu trong hệ tiết niệu sẽ là nơi thích hợp cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.

– Suy thận cấp, mạn tính: Nhiễm trùng, ứ nước tại thận lâu ngày gây hủy hoại các tế bào mô thận, nếu mức độ hư hại lên đến 75%, người bệnh có thể bị suy thận.

– Vỡ thận: Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu thận bị ứ nước quá nhiều mà không được điều trị, vẫn có thể gây vỡ thận, tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả

Tùy mức độ bệnh, kích thước, thành phần của sỏi, mà có những chỉ định khác nhau trong điều trị, cụ thể như sau:

Sỏi kích thước nhỏ, ít triệu chứng

Hầu hết sỏi thận nhỏ, kích thước từ 1 – 20mm thường sẽ không cần yêu cầu điều trị xâm lấn, thay vào đó bác sĩ sẽ chỉ định một số giải pháp sau:

  • Uống nhiều nước: Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm tăng lượng nước tiểu giúp đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc tan sỏi: Phổ biến hiện nay là hợp chất terpen có tác dụng làm tan sỏi, đồng thời giúp tăng lượng nước tiểu giúp đẩy nhanh quá trình tống sỏi ra ngoài cơ thể.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Nhóm chẹn alpha được sử dụng nhằm gây giãn cơ trơn niệu quản, tăng đảo thải sỏi thận nhanh hơn
  • Thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol… có thể giúp người bệnh vượt qua những cơn đau nhẹ do sỏi thận.

Uống 2 – 3 lít nước/ngày là cách trị sỏi thận kích thước nhỏ hiệu quả

Sỏi thận kích thước lớn và gây nhiều triệu chứng

Khi sỏi thận đã quá lớn không thể tự đào thải ra ngoài hoặc do chúng cọ xát đường niệu gây chảy máu, tổn thương thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, thì người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng một số phương pháp sau:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser hoặc sóng siêu âm.

– Tan sỏi nội soi ngược dòng qua niệu đạo.

– Lấy sỏi thận qua da.

– Phẫu thuật nội soi lấy sỏi.

– Phẫu thuật mổ mở.

– Phẫu thuật bằng robot.

Mặc dù đây là các phương pháp khá hiệu quả trong điều trị sỏi thận, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong và sau mổ như: Tổn thương, chảy máu thận, đường tiết niệu; viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu…

Giải pháp điều trị sỏi thận an toàn, hiệu quả từ thảo dược tự nhiên

Để hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật, ngay khi phát hiện có sỏi ở kích thước nhỏ, người bệnh cần kiên trì điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp cùng những thảo dược tự nhiên, vốn được dân gian sử dụng như một bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả.

Các hoạt chất sinh học trong cây Râu mèo, Xa tiền tử, Cỏ mực, Kim tiền thảo, Râu ngô, Bán biên liên, Hoàng bá có tác dụng làm giảm nồng độ các chất tạo sỏi, kiềm hóa nước tiểu giúp ngăn chặn sỏi hình thành. Đồng thời các thảo dược này còn có khả năng lợi niệu, thông tiểu, giãn cơ trơn niệu đạo, giúp làm nhỏ viên sỏi và đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi với cơ chế “nước chảy đá mòn”. Không chỉ vậy, Hoàng bá có vai trò như một kháng sinh tự nhiên có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm đường tiết niệu rất tốt mà không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể dùng các vị thảo dược này dưới dạng đun sắc hoặc tìm mua sản phẩm viên uống có công thức 7 vị thảo dược trên để sử dụng hàng ngày, giúp trị sỏi hiệu quả.

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn độc giả có thể hiểu rõ về căn bệnh sỏi thận, từ đó sớm có hướng điều trị thích hợp nhất nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ds. Cao Thủy

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759

https://www.medicalnewstoday.com/articles/154193.php

https://www.healthline.com/health/symptoms-of-kidney-stones#pain-during-urination

Viết bình luận