Bệnh tiết niệu

Sỏi niệu quản 7mm có nguy hiểm không? – Cách trị sỏi an toàn và hiệu quả

Ngày đăng: 12 Tháng Một, 2021
5/5 - (1 bình chọn)

Những viên sỏi niệu quản tuy kích thước “nhỏ tí hon” nhưng có thể gây nguy hại lớn nếu không được điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Vậy sỏi niệu quản 7mm là lớn hay nhỏ? Chữa ra sao để hiệu quả và an toàn nhất?

Sỏi niệu quản 7mm là lớn hay nhỏ? – Mức độ nguy hiểm của sỏi niệu quản 7mm

Trong hệ tiết niệu, hai nhánh niệu quản có vai trò dẫn nước tiểu từ trên thận xuống. “Đường ống” này rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 3 – 4mm và được cấu tạo từ nhiều bó cơ trơn, có khả năng co giãn. Theo đánh giá chung của chuyên gia tiết niệu, sỏi niệu quản kích thước trên 5- 10mm là sỏi trung bình, chưa gây nhiều nguy hại tới sức khỏe nhưng vẫn cần điều trị tích cực để sớm loại bỏ sỏi, phòng ngừa biến chứng. Do vậy, nếu phát hiện sỏi niệu quản 7mm, bạn nên tuân thủ điều trị và định kỳ đi tái khám để đánh giá đúng tình trạng bệnh.

Nếu viên sỏi lưu lại quá lâu trong ống niệu quản có thể kết tinh thêm khoáng chất và gia tăng về kích thước, tiềm ẩn một số nguy cơ như sau:

– Tắc nghẽn đường tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng ở nhiều vị trí phía trên viên sỏi và trên thận, gây ứ nước, giãn đài bể thận, giãn niệu quản

–  Rối loạn tiểu tiện: gia tăng các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…

Nhiễm khuẩn tiết niệu: viên sỏi di chuyển cọ xát làm trầy xước niêm mạc thận, niệu quản gây nhiễm trùng, tiểu buốt, tiểu ra máu,.. Vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm thận

– Ảnh hưởng đến chức năng thận: Sỏi gây ra tình trạng thận ứ nước, viêm thận kéo dài sẽ làm hủy hoại tế bào thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu, lâu dần gây suy thận mạn tính

Sỏi niệu quản 7mm cần điều trị sớm để tránh biến chứng

Sỏi niệu quản 7mm có nhất thiết phải phẫu thuật ngay không?

Thực tế, không phải ai bị sỏi cũng cần phẫu thuật ngay bởi đây sẽ là giải pháp sau cùng nếu điều trị nội khoa không có cải thiện. Mặc dù y học phát triển với nhiều kỹ thuật hiện đại như tán sỏi nội soi, tán sỏi qua da,… tuy nhiên vẫn có khoảng 3 – 5 % người bệnh gặp phải biến chứng như sau:

– Tổn thương niệu đạo, niệu quản, thận gây chảy máu

– Tình trạng đau kéo dài sau mổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

– Rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiểu không tự chủ

– Nhiễm trùng hậu phẫu

– Nguy cơ tạo sẹo niệu quản, hẹp đường tiểu

Chính vì vậy, với những viên sỏi niệu quản 7mm (hoặc kích thước dưới 10mm) chưa có triệu chứng rầm rộ hoặc chưa gây biến chứng nghiêm trọng như thận ứ nước nặng (từ độ 3 trở lên), tắc nghẽn đường tiểu,… thì nên kết hợp điều trị bằng đông – tây y để đào thải sỏi theo cơ chế tự nhiên.

Xem thêm: Mổ sỏi thận, sỏi tiết niệu: Lợi ích và nguy cơ cần nắm rõ

Bí quyết chữa sỏi niệu quản 7mm để tránh phải “động dao kéo”

Chữa sỏi niệu quản và sỏi đường tiết niệu nói chung cần sự kiên trì bởi hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể làm tan sỏi ngay lập tức. Với sỏi niệu quản 7mm, mục tiêu chính là giúp bào mòn giảm dần kích thước viên, tạo điều kiện để viên sỏi đào thải tự nhiên ra ngoài, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, ngoài thuốc tây giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn,… việc kết hợp dùng thảo dược có tác dụng bài sỏi, giảm viêm là một giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích.

Theo những chuyên gia tiết niệu đầu ngành như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương), PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện quân y 103), để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi chữa sỏi, người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng những thảo dược đã có nghiên cứu khoa học và được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là những vị thuốc hàng đầu được khuyên dùng:

– Kim tiền thảo: được ví như vị thuốc ngọn cờ trong nhiều bài thuốc chữa sỏi, Kim tiền thảo vừa có tác dụng lợi tiểu, bào mòn giảm kích thước sỏi, vừa có khả năng kiềm hóa nước tiểu để ngăn ngừa sự kết tinh sỏi mới trong đường tiểu. Những tác dụng này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học tại khoa Tiết niệu – Đại học Kumamoto (Nhật Bản),  khoa Tiết niệu – bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc)

– Râu mèo: theo nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang, dịch chiết cây Râu mèo giúp lợi tiểu, tăng đào thải canxi, oxalat,… trong nước tiểu. Ngoài ra, thành phần axit rosmarinic trong thảo dược này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu

– Hoàng bá, Bán biên liên: Kết quả nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung – Đài Loan và trường Y học cổ truyền Trung Quốc cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên trong hai thảo dược này ngoài tác dụng lợi tiểu tự nhiên còn giúp giãn cơ trơn, chống viêm, kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm. Điều này giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng do sỏi

 

Kết hợp chữa sỏi niệu quản 7mm bằng thảo dược là giải pháp an toàn

Ngoài ra, với bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản nên kết hợp thêm những vị thuốc có tác dụng cầm máu, chống nhiễm trùng như Nhọ nồi, hạt cây mã đề (Xa tiền tử),… Tuy nhiên, việc đun sắc thảo dược thủ công hoặc theo những kinh nghiệm dân gian chưa phải là giải pháp tối ưu nhất bởi thường tốn kém nhiều thời gian và khó đánh giá hiệu quả. Thay vào đó, các nhà khoa học đã chiết tách hoạt chất từ nhiều thảo dược và kết hợp với nhau để tạo nên sản phẩm dạng viên uống tiện dụng cho nhiều đối tượng. Điển hình là “bài thuốc” từ 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi có khả năng bào mòn, đào thải sỏi và kháng khuẩn, chống viêm tiết niệu hiệu quả, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật sỏi.

Những lưu ý trong sinh hoạt với bệnh sỏi niệu quản 7mm

Ngoài việc lựa chọn đúng phương pháp và thăm khám định kỳ, để giúp kiểm soát tốt bệnh sỏi nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt tiêu chuẩn theo hướng dẫn sau:

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày và tăng lượng chất lỏng nếu bị mất nước hoặc ra nhiều mồ hôi

– Tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây như các loại quả mọng, cam, bưởi, quýt, kiwi,…

– Kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn, không quá 2,3g/ngày. Tập thói quen đọc nhãn thực phẩm để tránh những chế phẩm chứa nhiều hơn 20% natri

– Ăn ít đạm động vật hơn, mỗi ngày không ăn quá 150g thịt các loại, hạn chế các loại nội tạng động vật

– Cân đối hai nhóm dưỡng chất canxi và oxalat để giảm nguy cơ kết tinh sỏi mới. Nhu cầu canxi ở người lớn là 800 – 1200mg/ngày từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,… Tránh không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như củ đại hoàng, rau bina, socola,…

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc,…

– Không nên nhịn tiểu, cố gắng tiểu hết trong một lần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn

– Tập thể thao hàng ngày, ưu tiên những bài tập tốt cho bệnh sỏi như nhảy dây, chạy bộ, chơi bóng bàn,…

Sỏi niệu quản 7mm sẽ không trở thành gánh nặng sức khỏe nếu điều trị đúng phương pháp kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, cần thăm khám sức khỏe định kỳ 1- 2 tháng để đánh giá đúng tiến triển bệnh và có những điều chỉnh kịp thời.

Để cập nhật những thông tin hữu ích về bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, bạn hãy chủ động liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972032029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Điều trị sỏi niệu quản và những điều cần lưu ý

Bị sỏi tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/ureter-stone

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/ureter-stone

Viết bình luận