Bệnh tiết niệu

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Hiểu rõ lợi ích và nguy cơ

Ngày đăng: 22 Tháng Bảy, 2019
5/5 - (5 bình chọn)

Sỏi thận với các kích thước khác nhau thường gây nhiều phiền toái cho “khổ chủ” với những cơn đau quặn thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt dai dẳng. Cũng vì bất tiện đó, nhiều người lựa chọn cách mổ/tán sỏi thận để nhanh chóng tống khứ sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại, các phẫu thuật này vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Vậy mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.

Giải đáp mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

Hiện nay, chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu có nhiều cách nhưng mục tiêu luôn ưu tiên biện pháp nội khoa để loại bỏ sỏi mà không ảnh hưởng xấu đến chức năng tiết niệu. Các phẫu thuật mổ/tán sỏi như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng, mổ lấy sỏi thận qua da và mổ hở lấy sỏi có ưu điểm là loại sỏi nhanh chóng nhưng chỉ nên là giải pháp cấp bách cuối cùng khi viên sỏi quá lớn, không có khả năng đào thải theo cách tự nhiên. Thực tế, các phẫu thuật này có thể tiềm ẩn một số rủi ro:

Đau, khó chịu kéo dài sau mổ

Tùy từng phẫu thuật, thời gian hồi phục sau mổ có thể khác nhau. Đặc biệt nếu mổ mở, thời gian hậu phẫu thường lâu hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị bầm tím và xuất huyết ở một số vị trí tiếp xúc với thiết bị tán sỏi kèm theo cảm giác đau buốt do các cơ quan quanh thận bị tổn thương.

Tổn thương các cơ quan lân cận thận

Ống nội soi được luồn từ niệu quản lên đến thận hoặc vết rạch khi loại sỏi qua da có thể gây rách tĩnh mạch thận, gan, lách, ruột non,… Nếu bị đụng dập thận gây tụ máu dưới bao thận, thời gian điều trị sau phẫu thuật thường kéo dài vài tuần đến hàng tháng.

Chảy máu, mất máu trong và sau phẫu thuật

Khi nội soi sỏi thận qua da hoặc mổ mở lấy sỏi có thể làm chấn thương tổ chức thận và các mạch máu nhỏ trong thận, gây chảy máu. Người bệnh có thể bị đi tiểu ra máu hoặc chảy máu quanh vết mổ. Nếu không chăm sóc tốt sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu, nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong.

Bạn băn khoăn mổ sỏi thận có nguy hiểm không và muốn tìm giải pháp để nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu? Bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972 032 029 để được các chuyên gia tiết niệu tư vấn trực tiếp.

Viêm đường tiết niệu khi mổ/tán sỏi

Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi mổ/tán sỏi thận. Nhiễm khuẩn có thể do thiết bị nội soi gây tổn thương các cơ quan hoặc do các mảnh sỏi di chuyển gây trầy xước niêm mạc đường tiết niệu. Đặc biệt khi bị sỏi san hô (có nguyên nhân do nhiễm khuẩn) khi sỏi bị tán nhỏ sẽ làm gây phóng thích ồ ạt vi khuẩn vào nước tiểu khiến tình trạng nhiễm khuẩn trầm trọng hơn.

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu là gì? Hiểu đúng để trị đúng

Rối loạn chức năng tiết niệu sau phẫu thuật

Các vụn sỏi còn sót lại có thể cản trở lưu thông nước tiểu hoặc kích thích bàng quang. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng bàng quang mạn tính gây tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu dai dẳng, tiểu không tự chủ, tiểu rò. Những rối loạn này có thể trở thành các tác nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu nghiêm trọng.

Mổ sỏi thận có nguy hiểm không? Cảnh giác với biến chứng tiểu không tự chủ

Tai biến vỡ thận

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng đây là một trong những biến chứng  khi còn băn khoăn “mổ sỏi thận có nguy hiểm không”. Một số trường hợp bị rách, vỡ thận, gây cháy máu nghiêm trọng cần cắt bỏ thận để cấp cứu.

“Điểm mặt” yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phẫu thuật sỏi thận

Một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến hiệu quả mổ/tán sỏi thận hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng phẫu thuật:

– Sự chuẩn bị trước phẫu thuật (dinh dưỡng, tâm lý), chế độ chăm sóc sau phẫu thuật.

– Thiết bị tán sỏi, công suất của máy tán sỏi.

– Vị trí sỏi (sỏi đài thận,bể thận thường dễ tán hơn sỏi niệu quản), kích thước sỏi, độ cứng của sỏi.

– Sự thông suốt của đường tiểu quyết định việc các vụn sỏi sau phẫu thuật có dễ dàng đào thải ra ngoài không.

– Thể trạng người bệnh (béo, gầy), khoảng cách từ da đến vị trí viên sỏi.

– Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kỹ thuật viên: Nếu kỹ thuật tốt sẽ giúp tập trung chùm tia vào đúng vị trí viên sỏi để phá vỡ viên sỏi và điều chỉnh cường độ tia để tăng hiệu suất tán sỏi.

Thực tế, sau mổ, tán sỏi thận nếu không loại bỏ hoàn toàn các vụn sỏi sẽ tạo thành mầm sỏi mới. Sỏi tái lại nhiều lần này sẽ gây tốn kém chi phí. Có thể thấy các kỹ thuật mổ/tán sỏi thận hiện nay tương đối hiện đại nhưng thực tế có 5 – 9% người bệnh có nguy cơ gặp một số biến chứng. Do đó, điều quan trọng là phát hiện sớm bệnh sỏi thận và ưu tiên điều trị bằng nội khoa.

Bí quyết giúp bài trừ sỏi thận an toàn hiệu quả, tránh phẫu thuật

Với bệnh sỏi thận, bác sỹ có thể chỉ định một số nhóm thuốc tây như thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn tiết niệu,…Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực điều trị sỏi, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc tây, các chuyên gia tiết niệu khuyên người bệnh nên kết hợp giải pháp Đông y trị sỏi bằng thảo dược để vừa tác động đến căn nguyên tạo sỏi đồng thời cải thiện triệu chứng bệnh.

Trong vô vàn các thảo dược trị sỏi, không thể không nhắc những vị thuốc “khắc tinh” của sỏi là Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Bán biên liên với công dụng đã được làm sáng tỏ qua các nghiên cứu thực nghiệm các đơn vị hàng đầu. Kết quả thực nghiệm ở trường Khoa học dược phẩm Malaysia, bệnh viện Quảng Đông (Trung Quốc) và khoa tiết niệu Đại học Kumamoto (Nhật Bản) cho thấy các thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu từ đó giúp bào mòn sỏi và các cặn lắng trên đường tiết niệu theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Ngoài ra, còn gián tiếp làm tăng nồng độ citrate tự nhiên trong nước tiểu đồng thời kiềm hóa nước tiểu, tạo điều kiện để tăng hòa tan sỏi, các cặn lắng. Các nghiên cứu này cũng chứng minh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi của các thảo dược này.

Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Bán biên liên: Thảo dược đầu tay trị sỏi

Hiện nay, thay vì chỉ sử dụng 4 thảo dược, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tính toán hàm lượng các thảo dược trị sỏi khác như Hoàng bá, Nhọ nồi, Xa tiền tử, tạo nên công thức 7 vị thảo dược dưới dạng các viên uống chia liều, phát huy hiệu quả tối ưu vừa hỗ trợ bào mòn, đào thải sỏi – ngăn ngừa sỏi tái phát – giảm viêm tiết niệu do sỏi.

“Mổ sỏi thận có nguy hiểm không” sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Thực tế, việc điều trị sỏi thận tích cực ngay từ sớm cùng giải pháp từ thảo dược tự nhiên mới chính là lựa chọn tối ưu để tránh nguy cơ phải mổ tán sỏi, duy trì chức năng tiết niệu khỏe mạnh.

Xem thêm:

Viên uống thảo dược 7 thành phần dành cho người bị sỏi đường tiết niệu

Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì: Tổng hợp những lựa chọn hàng đầu

Ds. Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận