Bệnh động kinh

Rối loạn tic tạm thời: Dấu hiệu nhận biết và cách trị hiệu quả!

Ngày đăng: 14 Tháng Tám, 2019
5/5 - (1 bình chọn)

Con bạn thường xuyên có những biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, tặc lưỡi? Bạn cho rằng đây chỉ là thói quen hay tật xấu của trẻ? Hãy thận trọng, bởi đây có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tic tạm thời thường gặp ở trẻ cần sớm phát hiện, đánh giá mức độ và can thiệp kịp thời.

Rối loạn tic tạm thời là gì?

Rối loạn tic tạm thời (hay còn gọi là rối loạn tic thoáng qua), đây là một rối loạn vận động hoặc một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng và khó kiểm soát. Rối loạn tic tạm thời có thể xuất hiện liên tục hoặc thay đổi theo thời gian, nhưng cũng có những trường hợp sau nhiều tuần, nhiều tháng vẫn không tái phát triệu chứng.

Rối loạn tic tạm thời là một rối loạn vận động hoặc 1 phát âm không chủ đích

Biểu hiện nhận biết chứng rối loạn tic tạm thời

Rối loạn tic tạm thời rất khó để nhận biết bởi vì đôi khi các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, chẳng hạn như: sổ mũi, dị ứng, mỏi mắt,… Bởi vậy để nhận biết chính xác, các bậc phụ huynh có thể dựa trên những biểu hiện điển hình của từng dạng tic cụ thể như sau:

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng rối loạn tic tạm thời

Và để nhận định chính xác tình trạng của trẻ, ngoài việc dựa trên các triệu chứng tic với tiêu chí xuất hiện trước 18 tuổi và xảy ra liên tiếp ít nhất 4 tuần nhưng dưới 1 năm thì bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như chụp CT, xét nghiệm máu,… để loại trừ các vấn đề khác có thể gây biểu hiện tương đồng.

Rối loạn tic tạm thời có nguy hiểm không?

Đa phần trẻ rối loạn tic tạm thời có thể tự khỏi khi lớn lên mà không cảm thấy khó chịu hoặc gặp bất cứ hệ lụy nào về sau. Nhưng cũng có trường hợp triệu chứng rối loạn tic của trẻ trở nên trầm trọng hơn hoặc tiến triển thành hội chứng Tourette rất khó kiểm soát.

Không chỉ vậy, nhiều trẻ rối loạn tic tạm thời còn khởi phát kèm các rối loạn thần kinh khác khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập ví dụ như:

– Những hành vi không đúng mực của trẻ có thể bị đánh giá là hư, khó bảo, hỗn láo.

– Trẻ có thể gặp khó khăn với các kỹ năng đọc, viết,… dẫn đến kết quả học tập kém và dễ bị bạn bè xa lánh, bắt nạt, trêu trọc.

– Trên 50% trẻ rối loạn tic tạm thời mắc kèm chứng tăng động giảm chú ý khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi hiếu động, bốc đồng.

– Phát triển chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến nhiều trẻ thường xuyên có những suy nghĩ không mong muốn nhưng cần được đáp ứng như sợ bẩn và phải rửa tay liên tục,…

Trẻ rối loạn tic tạm thời dễ bị bạn bè xa lánh, trêu trọc

Rối loạn tic tạm thời điều trị sao cho hiệu quả?

Thông thường rối loạn tic tạm thời không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ thì vẫn cần can thiệp sớm bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

Liệu pháp “đảo ngược” thói quen

Liệu pháp “đảo ngược” thói quen là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị rối loạn tic tạm thời với hiệu quả có thể lên tới 65 – 100%. Trẻ được yêu cầu thường xuyên thực hiện một hành động thay thế trái ngược với một tic, liên tục 1 – 2 lần/ngày trong khoảng 20 – 30 phút. Ví dụ như: Yêu cầu trẻ cười khi có biểu hiện tic là nháy mắt hoặc hát một câu hát nếu trẻ thường xuyên phát ra những câu từ vô nghĩa.

Bên cạnh đó, kết hợp cùng các bài tập thư giãn, hít sâu thở chậm,… giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, stress quá mức, từ đó hạn chế các biểu hiện tic tái phát nhiều hơn.

Thảo dược tự nhiên

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, sự tăng quá mức nồng độ Dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm xúc, hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn tic tạm thời ở trẻ.

Trong khi đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn kinh, an thần, gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát tốt các triệu chứng giật mắt, nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… hiệu quả. Do vậy, các bậc phụ huynh có thể kết hợp cùng các sản phẩm bào chế từ bộ đôi thảo dược này để tăng hiệu quả trong điều trị rối loạn tic cho trẻ.

Thảo dược Câu đằng giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tic tạm thời hiệu quả

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp kiểm soát chứng rối loạn tic tạm thời hiệu quả

Thuốc tây

Trong trường hợp trẻ không đáp ứng với các giải pháp trên hoặc các triệu chứng ngày càng thêm trầm trọng hơn, một số loại thuốc có thể được sử dụng để giúp trẻ kiểm soát tốt các biểu hiện tic, chẳng hạn: thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế adrenergic,… Tuy nhiên, thuốc tây cũng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên để ý đến một số dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu,… để thông báo cho bác sĩ và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Mặc dù không quá nguy hiểm tới mức đe dọa tính mạng của trẻ, nhưng rối loạn tic tạm thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Do vậy, ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường nghi ngờ rối loạn tic, cần sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 024.3775.9051 0972.032.029 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://medlineplus.gov/ency/article/000747.htm

https://www.healthline.com/health/transient-tic-disorder#symptoms

Viết bình luận