Bệnh động kinh

Rối loạn tic có chữa khỏi được không? Giải pháp trị hiệu quả!

Ngày đăng: 18 Tháng Một, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Tic là một rối loạn vận động hoặc ngôn ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần, khó kiểm soát,  với các biểu hiện đặc trưng như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng,… Chứng bệnh này không quá phổ biến nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Vậy rối loạn tic có chữa khỏi được không? Cùng tìm lời giải đáp ngay tại đây.

Chuyên gia giải đáp rối loạn tic có chữa khỏi không?

Đa số các trường hợp rối loạn tic chỉ là rối loạn tạm thời, không ảnh hưởng đến sự phát triển, trí tuệ của trẻ, nhất là khi mới chỉ xảy ra dưới 1 năm. Các triệu chứng tic có thể khởi phát ở trẻ từ 3 – 7 tuổi, sau đó trầm trọng hơn ở độ tuổi 11 – 12 và giảm dần trong giai đoạn dậy thì.

Phần lớn các trường hợp tic đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng vẫn có một số trẻ tiếp tục phát triển cùng các biểu hiện tic đến khi trưởng thành. Thậm chí nếu không được kiểm soát tốt, trẻ có thể xuất hiện đồng thời cả triệu chứng tic âm thanh và tic vận động, hay còn được gọi là hội chứng tourette, rất khó điều trị.

Trẻ thường khó tập trung mỗi khi biểu hiện tic xuất hiện, hậu quả tất yếu là sự sa sút trong học tập và hay bị bạn bè trêu chọc, xa lánh. Những biểu hiện bất thường như nháy mắt liên tục, giật cơ mặt, lắc đầu, ho hắng giọng, hay nặng hơn là nói tục, chửi bậy,… khiến trẻ thường bị nhìn nhận sai về thái độ và ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp tương lai của trẻ.

Bởi vậy, ngay từ khi trẻ được chẩn đoán rối loạn tic, phụ huynh cần tích cực điều trị để giúp trẻ có thể kiểm soát tốt triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát tốt chứng rối loạn tic nếu sớm được can thiệp đúng cách

Các phương pháp điều trị rối loạn tic hiệu quả

Giáo dục hành vi

Điều chỉnh hành vi được xem là giải pháp ưu tiên hàng đầu và được áp dụng với mọi trường hợp rối loạn tic từ nhẹ đến nặng. Phương pháp này dựa trên các nguyên tắc sau:

– Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu rõ về những biểu hiện tic mình đang gặp phải và tự nhận thức được thời điểm một tic đang xảy ra.

– Theo dõi tần suất, mức độ các biểu hiện tic, xác định trạng thái, cảm giác có thể kích hoạt một tic ở trẻ, sau đó tìm hành vi thay thế giúp giảm bớt cảm giác khó chịu này.

Ví dụ, khi trẻ cảm thấy khó chịu trong cổ họng và thường hay phát ra những âm thanh vô nghĩa như tiếng e hèm, tiếng ho hắng,… bạn có thể yêu cầu trẻ thực hiện hít thở sâu hoặc hát một câu hát để giảm dần cảm giác khó chịu này.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả kiểm soát hành vi ở trẻ, bạn có thể kết hợp các kĩ thuật thư giãn, hít sâu – thở chậm, yoga, ngồi thiền,… nhằm ngăn chặn sự căng thẳng, lo lắng quá mức – những yếu tố có thể khiến biểu hiện tic thêm trầm trọng.

Sản phẩm thảo dược

Với tính an toàn, hiệu quả cao, các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương được rất nhiều chuyên gia quan tâm và sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn tic hiện nay. Bởi lẽ, những thảo dược này không chỉ có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh mà còn được chứng minh có khả năng gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, nhờ đó giúp trẻ cải thiện hiệu quả biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… do rối loạn tic gây ra.

Hiện nay, Câu đằng, An tức hương đã được nghiên cứu, kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA,… tạo nên một công thức ưu việt, toàn diện cho trẻ rối loạn tic và được nhiều phụ huynh tín nhiệm.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện chứng rối loạn tic hiệu quả

Rối loạn tic ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như thế nào?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị rối loạn tic, bởi vậy phụ huynh nên:

– Tăng cường Omega – 3 trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, hạt điều,… nhằm giảm căng thẳng tâm lý, cải thiện biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… hiệu quả.

– Bổ sung thực phẩm giàu Magie và vitamin B6 có trong rau màu xanh lá, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt,…

– Hạn chế cà phê, đường và soda bởi chúng có thể kích thích não bộ khiến biểu hiện tic thêm trầm trọng hơn.

– Giúp trẻ luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.

– Hạn chế thức quá khuya, nên cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ rối loạn tic tăng cường thực phẩm giàu omega 3

Thuốc tây

Với những trường hợp tic nặng, một số loại thuốc tây có thể tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh giúp trẻ kiểm soát triệu chứng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ đáp ứng kém với thuốc điều trị, hay thậm chí là gặp các tác dụng phụ như tăng cân, mờ mắt, táo bón, khô miệng, buồn ngủ, co giật,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, phụ huynh cần tìm hiểu kĩ và cân nhắc trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể tìm được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “rối loạn tic có chữa khỏi không?”, đồng thời lựa chọn được giải pháp tốt giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy gọi điện thoại đến số 024.3775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

DS:Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn:

https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/#self-help-tips

https://www.additudemag.com/treating-tic-disorders-therapy-medication-lifestyle-changes/

https://www.drugs.com/health-guide/tics.html

 

Viết bình luận