Mồ hôi nhiều

Ra mồ hôi nhiều ở trẻ có phải là bệnh?

Ngày đăng: 24 Tháng Mười Một, 2017
5/5 - (2 bình chọn)

Thường xuyên ra nhiều mồ hôi dù thời tiết nóng hay mát mẻ là dấu hiệu cho thấy con bạn có thể đã mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Mặc dù căn bệnh này không trực tiếp gây nguy hiểm cho con, nhưng nó hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất và tinh thần.

Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở trẻ em thường xuất hiện ở một số vùng trên cơ thể như bàn tay, bàn chân và nách, điều này có thể khiến chúng cảm thấy xấu hổ khi tham gia các hoạt động tập thể, giao tiếp với mọi người.

Ở trẻ sơ sinh, đổ mồ hôi trên đầu là tình trạng rất phổ biến và có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 4 tuổi. Đây không phải là bệnh nên cha mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Nhưng với độ tuổi lớn hơn, mồ hôi ra ướt đẫm tay chân hoặc toàn thân thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ

Ra mồ hôi là cơ chế tự kiểm soát nhiệt độ của cơ thể con người. Hệ thần kinh thực vật chi phối các tuyến mồ hôi để giúp cơ thể giải nhiệt bằng cách tiết mồ hôi ra bên ngoài da.

Đối với trẻ sơ sinh, chỉ khi thời tiết nóng nực, trong phòng kín hoặc do trẻ cảm thấy lo lắng thì mồ hôi mới tăng tiết nhiều. Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi ở trẻ sơ sinh thường là do hệ thần kinh chưa phát triển toàn diện, hoặc khi bé đang trong giai đoạn ngủ sâu.

Bình thường, trẻ sơ sinh chỉ đổ mồ hôi khi quá nóng, phòng quá kín hoặc lo lắng

Bình thường, trẻ sơ sinh chỉ đổ mồ hôi khi quá nóng, phòng quá kín hoặc lo lắng

Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khác khiến hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức gây nên tình trạng tăng tiết mồ hôi ở trẻ em và vị thành niên như thay đổi cảm xúc đột ngột, căng thẳng, stress, tác dụng phụ của một số thuốc đang sử dụng hoặc do một số bệnh lý như: Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, bệnh tim mạch, cường giáp, hạ đường huyết, béo phì,…

Dấu hiệu của bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ

Không khó để phát hiện con bạn có bị ra mồ hôi nhiều hay không. Và một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn lưu tâm hơn và đưa con tới bệnh viện để kiểm tra:

– Hạt mồ hôi lấm tấm trên tay, chân, đầu trán hoặc nách có thể nhìn thấy được. Quần áo bị ướt, đặc biệt là ở vùng nách.

– Trẻ gặp trở ngại trong các hoạt động thường ngày như cầm bút, mồ hôi làm ướt giấy viết/ sách vở và khó để gõ máy tính thành thạo.

– Vùng da tiết quá nhiều mồ hôi bị trắng bệch, da chết bong ra.

– Đổ mồ hôi quá mức khiến trẻ tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

– Các bệnh khác như chàm, viêm da, phát ban…

Khắc phục bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ bằng cách nào?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi nhiều không cần phải điều trị. Cha mẹ chỉ cần cho con mặc đồ thoáng mát, lưu ý nhiệt độ phòng và có thể massage cho con khi trẻ bị căng thẳng.

Mục tiêu trong điều trị bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ em và vị thành niên là kiểm soát tốt tình trạng tiết mồ hôi của cơ thể. Để đạt được hiệu quả này, mỗi người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong đa số các trường hợp, bác sỹ sẽ kê cho con bạn một đơn thuốc để kiểm soát mồ hôi. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể gây kích ứng da, gây ra một số tác dụng phụ như mờ mắt, khô miệng hoặc rối loạn bàng quang. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để khắc phục các tác dụng phụ không mong muốn này.

Một số loại thuốc có thể được dùng để trị bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ

Một số loại thuốc có thể được dùng để trị bệnh mồ hôi nhiều ở trẻ

Ngoài biện pháp dùng thuốc, có thể bạn cũng nghe nhiều đến cắt hạch thần kinh giao cảm trị đổ mồ hôi. Tuy nhiên, đây là một phương pháp chỉ áp dụng khi trẻ từ 18 tuổi trở lên và đôi khi mồ hôi vẫn quay trở lại do cơ chế tăng tiết bù trừ sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Hiện nay, xu hướng sử dụng những sản phẩm thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị chứng đổ mồ hôi nhiều đang được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là những chế phẩm được bào chế từ bộ 3 thảo dược là Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng Kỳ. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, những thảo dược này ngoài khả năng giúp làm săn se bề mặt da, chúng còn giúp tác động trực tiếp tới hệ thần kinh thực vật, điều chỉnh những rối loạn bên trong cơ thể, ngăn đổ mồ hôi hiệu quả. Cha mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng giải pháp an toàn này nhằm giúp con giảm mồ hôi, sớm lấy lại tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm:

Sản phẩm thảo dược trị mồ hôi nhiều từ Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng Kỳ

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp ngăn ngừa tình trạng đổ mồ hôi nhiều

Bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn con các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát hiệu quả tình trạng tăng tiết mồ hôi, chẳng hạn:

– Khuyên con đi tắm thường xuyên hơn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn trên bề mặt da ẩm ướt vì mồ hôi nhiều.

– Sử dụng các chất chống mồ hôi không theo đơn, có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc để kiểm soát mồ hôi và mùi mồ hôi ở trẻ.

– Các loại tất mua cho con phải có chất liệu từ vải bông, giúp thấm hút tốt hơn mồ hôi chân.

– Thay đổi tất thường xuyên hơn để hạn chế sự hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Các chất liệu quần áo cho trẻ nên là những loại vải sáng màu từ cotton, len và lụa để tạo sự khô thoáng cần thiết.

– Nên cho con ngồi quạt sau khi vận động để khô mồ hôi.

Đổ mồ hôi nhiều tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu và mất tự tin khi tới trường. Qua bài viết này, hi vọng cha mẹ đã tìm thêm cho mình những giải pháp trị mồ hôi an toàn và hiệu quả cho chính con em của mình.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Ds. Trang Nguyên

Nguồn tham khảo:

http://www.newkidscenter.com/Baby-Sweating.html

http://www.momjunction.com/articles/hyperhidrosis-in-children_00364677/

Viết bình luận