Là cha mẹ hẳn ai cũng rất lo lắng khi chứng kiến cơn sốt cao co giật của con. Sốt co giật ở trẻ có thể coi là lành tính nếu chỉ xảy ra một vài lần, tuy nhiên nếu tình trạng này không được kiểm soát tốt sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hoặc để lại di chứng động kinh. Vậy nguyên nhân trẻ sốt co giật là do đâu và cha mẹ cần làm gì để xử trí tốt những cơn co giật ở trẻ? Mọi thắc mắc được giải đáp trong bài viết này.
Mục lục
Sốt cao co giật là hiện tượng thân nhiệt của trẻ tăng cao từ 39 – 400C trở lên, kèm theo các biểu hiện chân tay và các cơ bắp bị co cứng lại, khi cơn co giật xuất hiện, trẻ có thể bị mất ý thức tạm thời, mắt trợn ngược, miệng cứng lại, chảy đờm dãi, sau cơn trẻ thường buồn ngủ và mệt mỏi nhiều. Sốt co giật thường gặp phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi và được chia thành 2 dạng chính:
– Sốt co giật đơn giản: thường kéo dài từ vài phút đến dưới 15 phút, ít khi kéo dài hơn. Trẻ bị co giật, toàn thân rung lắc, mắt trợn ngược lên, trẻ kêu rên và li bì, một số trường hợp trẻ bị bất tỉnh, nôn mửa, tiểu không tự chủ.
– Sốt co giật phức tạp: thường kéo dài trên 15 phút, lặp lại nhiều hơn một lần trong vòng 24h và thường chỉ xảy ở một vị trí nhất định của cơ thể.
Khi thân nhiệt tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể, hệ thần kinh trẻ sẽ bị kích thích quá mức và dẫn đến co giật. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị sốt cao, có thể là do:
– Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thủy đậu, viêm tai giữa, cúm, viêm họng, viêm amidan hoặc sốt virus – đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
– Sau khi tiêm chủng: Một số loại vacxin sau khi tiêm chủng có thể khiến trẻ bị sốt như vacxin phòng ngừa quai bị, sởi, rubella, ban đào (MMR)…
– Trẻ bị dị ứng, ngộ độc thức ăn, do tác dụng phụ của thuốc.
– Trẻ mọc răng hoặc chơi đùa ngoài nắng quá lâu.
– Trẻ mắc một số bệnh như bệnh tự miễn, bệnh ung thư, chấn thương.
– Nguyên nhân không xác định: một số trường hợp hiếm gặp trẻ sốt co giật không rõ nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân trẻ sốt co giật
Ngoài ra, có một số nguyên nhân trẻ sốt co giật dễ bị tái phát như:
– Tiền sử gia đình có bố mẹ bị sốt co giật
– Trẻ dưới 18 tháng tuổi
– Trẻ đã từng có cơn sốt co giật phức tạp, hoặc cơn co giật xảy ra ngay cả khi sốt nhẹ cũng chính là yếu tố khiến sốt co giật dễ tái phát hơn.
Nếu bạn đang còn băn khoăn về nguyên nhân trẻ sốt co giật và mong muốn tìm giải pháp giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất cho con em mình, hãy liên hệ ngay tới số (024).3775.9051 – 0972.032.029 để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.
Hầu hết các cơn sốt co giật đơn giản đều lành tính và không có bằng chứng gây tổn thương não bộ, sau cơn co giật trẻ có thể hồi phục hoàn toàn và ít ảnh hưởng đến trí tuệ. Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 95 – 98% trẻ bị sốt co giật không phát triển thành động kinh, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp gặp phải di chứng động kinh nếu cơn co giật kéo dài trên 15 phút và lặp lại nhiều lần.
Ngoài ra trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu bị ngã, chấn thương, nghẹn sặc thức ăn do co giật, chính vì vậy, cha mẹ cần xử trí kịp thời ngay khi con bị sốt hoặc điều trị phòng ngừa ngay từ cơn sốt co giật đầu tiên để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
– Theo các chuyên gia, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giảm thân nhiệt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà không có công dụng ngăn ngừa co giật trong những lần sốt tiếp theo. Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,50C. Paracetamol là thuốc hay được dùng với liều lượng từ 10 -15mg/kg cân nặng. Với những trẻ có tiền sử sốt co giật, cha mẹ nên cho con dùng thuốc sớm khi thân nhiệt ngoài 380C.
– Trong điều trị sốt co giật, trẻ có thể được cân nhắc sử dụng một số thuốc chống co giật như phenobarbital hoặc valproate (Depakin), tuy nhiên lại tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ như buồn ngủ ly bì, lơ mơ, giảm nhận thức, rối loạn tiêu hóa… Nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược như Câu đằng, An tức hương… để giúp an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh có tác dụng phòng ngừa co giật do sốt cao ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả
Xem thêm: Giải pháp phòng ngừa sốt cao co giật ở trẻ an toàn, lành tính từ thảo dược
Vẫn biết rằng sốt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng sốt co giật ở trẻ thường khiến cha mẹ rất lo sợ. Ngay khi thấy con có biểu hiện sốt co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử lý đúng cách theo những hướng dẫn dưới đây:
– Cha mẹ nên đặt con nằm ở vị trí an toàn trong phòng kín, tránh gió lùa.
– Nới nỏng quần áo và tháo bỏ bớt các phụ kiện trên người trẻ như vòng tay, khuyên tai…
– Chườm ấm cho con với nhiệt độ nước thấp hơn thân nhiệt của trẻ 2 độ (Nếu bé sốt 390C thì chườm nước ấm 370C). Tuyệt đối không được chườm đá lạnh vì điều này sẽ làm co mạch máu ngoại vi, nhiệt không thoát được ra ngoài nên sẽ không thể hạ sốt được.
– Bài thuốc dân gian giúp hạ sốt: Dùng lá Diếp cá giã nát, bọc vào khăn xô sạch và đắp lên trán bé khoảng 30 phút, sau đó lấy nước ấm lau sạch trán giúp hạ nhiệt nhanh và an toàn.
– Dùng thuốc hạ sốt dạng viên uống hoặc viên đặt hậu môn nếu trẻ không uống được, dùng cách nhau mỗi lần khoảng 4 – 6 giờ.
– Bổ sung đủ nước: tăng cường cho trẻ bú mẹ với trẻ nhỏ hoặc uống bổ sung thêm dung dịch Orezol, nước hoa quả với trẻ lớn để bù nước và điện giải.
– Tuân thủ nguyên tắc “để cơn co giật qua đi một cách tự nhiên”: Tuyệt đối không ghì chân tay, ôm chặt con khi trẻ đang co giật vì có thể khiến con thêm khó thở và làm tổn thương gân cốt của con.
– Xoay con nằm ở tư thế nằm nghiêng một bên, điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn giúp con nhanh chóng phục hồi hơn sau cơn co giật và giúp đờm, dãi dễ chảy ra ngoài, tránh gây sặc hoặc làm nghẽn đường thở.
– Không đặt bất kỳ vật gì vào miệng con kể cả là ngón tay của bạn vì có thể làm cản trở hô hấp của trẻ và thực tế rất ít trường hợp trẻ tự cắn vào lưỡi trong cơn co giật.
– Khị đã bị co giật thì không cho con ăn uống bất cứ thứ gì vì có thể bị nôn chớ và sặc.
– Chú ý quan sát thời gian, những biểu hiện co giật của con.
– Sau cơn co giật, cha mẹ nên để con nghỉ ngơi một thời gian vì lúc này trẻ rất mệt.
– Với những trẻ còn bú mẹ, nên cho con bú từng lần nhỏ hoặc với trẻ lớn hơn nên cho ăn nhẹ bằng cháo, sữa và để con được ngủ để trấn an tình thần và sức khỏe.
– Nên đưa con đến khám tại bệnh viện và mô tả lại chi tiết cơn co giật để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ sốt co giật và có biện pháp can thiệp để hạn chế nguy cơ tái phát co giật những lần sau. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm điện não đồ (nếu nghi ngờ có dấu hiệu động kinh)…
Trẻ bị sốt cao co giật cần được thăm khám để đánh giá chính xác nguyên nhân
Mặc dù trẻ sốt co giật có thể được cha mẹ chăm sóc tại nhà, tuy nhiên trong những trường hợp sau cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở ý tế để được hỗ trợ:
– Trẻ sốt co giật trên 5 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Trẻ sốt, khó thở kèm theo tím tái toàn thân.
– Trẻ có biểu hiện chậm chạp và lơ mơ, không tỉnh táo.
– Sau khi co giật 1 – 2 giờ trẻ không tỉnh táo trở lại.
– Trẻ có biểu hiện mất nước như da khô, môi tái nhợt, mắt trũng…
– Trẻ xuất hiện một cơn co giật khác trong vòng 24 giờ tiếp theo.
– Nếu trẻ kèm theo các biểu hiện như cổ cứng, nôn mửa, hoặc ở trẻ sơ sinh có xuất hiện một điểm lồi lên ở trên đỉnh đầu là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm màng não, cần được cấp cứu nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con khi bị sốt co giật. Chắc chắn rằng, việc xác định chính xác nguyên nhân trẻ sốt co giật và xử trí đúng cách trong cơn co giật là cách tốt nhất để cha mẹ tự bảo vệ sức khỏe của con em mình, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Ds. Nam Anh
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/febrile-seizures/
https://www.medicinenet.com/febrile_seizures/article.htm#how_are_febrile_seizures_prevented
https://www.webmd.com/children/febrile-seizures#1
Tin liên quan
Khánh, 13:43:01 : 13/02/2019
Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em đc 17 tháng. Cách đây 2 tháng cháu bị sốt co giật lần đầu. Lần thứ 2 là cách đây khoảng 1 tuần bé đang chơi và có sốt nhẹ 38,5. Em đã cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau nc ấm cho bé nhưng 15′ sau thì bé bị co giật môi tím tái miệng cắn chặt mắt trợn ngược và em đã sơ cứu và đưa bé đi Bv. Ở Bv bác sĩ thăm khám và theo dõi đc 4 ngày thì bé bị tay chân miệng bé đc cho uống thuốc nay đã đỡ. Vậy bác sĩ cho em hỏi liệu con em có di chứng động kinh hay gì không? Em cảm ơn
trungmyjsc.com.vn 15:52:49 : 13/02/2019
Chào bạn Khánh,
Nếu chỉ xảy ra một vài lần thì tình trạng sốt cao co giật ở trẻ ít khi để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu sốt co giật lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt ở trẻ quá nhỏ tuổi sẽ gây tổn thương và rối loạn hoạt động não bộ, có thể để lại di chứng động kinh cho bé.
Với tình trạng hiện tại, bạn nên cho bé tuân thủ chỉ định của bác sĩ và theo dõi thường xuyên, cho bé đi khám kịp thời để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, bạn nên quan tâm tới bé nhiều hơn, nên tham khảo cho bé dùng các sản phẩm chứa thảo dược An tức hương, Câu đằng để giúp ngăn cơn co giật tái phát và tránh di chứng động kinh. Ngoài ra, bạn cũng cần hạ sốt từ sớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách và sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhanh như thuốc dạng dung dịch, viên sủi, viên đút hậu môn để tránh xuất hiện sốt cao quá mức. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:
https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-de-cha-phong-di-chung-dong-kinh-cho-con-sau-sot-cao-co-giat.html
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn vui lòng liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bé luôn khỏe, ngoan!