Mồ hôi dầu khiến khuôn mặt bạn bóng nhẫy, người có mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn sinh sôi phát triển trên da. Người có mồ hôi dầu thường kém tự tin trong giao tiếp. Nếu không xử lý tốt, đôi khi chính họ lại trở thành nạn nhân bị mọi người xung quanh kì thị vì mùi cơ thể của mình.
Trên da người, ngoài tuyến mồ hôi có vai trò điều hòa thân nhiệt thì còn có các tuyến bã nhờn làm nhiệm vụ giữ ẩm và bảo vệ cho da trong mọi điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống. Tuy nhiên, nếu tuyến bã nhờn này hoạt động quá mức thì nó lại trở thành gánh nặng tâm lý cực lớn với người bệnh, đồng thời, cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của người bệnh không được tốt.
Mồ hôi dầu nhiều khiến gương mặt bóng nhẫy, thiếu tự tin
Mục lục
Có nhiều nguyên nhân gây mồ hôi dầu nhưng các nhà khoa học đã đưa ra 7 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
– Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mồ hôi dầu, bạn cùng các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc tình trạng này.
– Stress: Bạn bị stress kéo dài khiến cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi dầu hơn.
– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai và liệu pháp hormone thay thế HRT có thể khiến phụ nữ bị mồ hôi dầu.
– Dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu bạn dùng các sản phẩm sạch nhờn không phù hợp với loại da sẽ khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất nhiều dầu hơn để bù đắp.
– Thay đổi mùa: Mùa hè là thời điểm cơ thể tăng tiết bã nhờn để bảo vệ da không bị khô khi thời tiết nóng quá.
– Lạm dụng mỹ phẩm: Lạm dụng sữa rửa mặt (nhiều hơn 2 lần mỗi ngày), dùng quá nhiều kem tẩy da chết, chà sát lên da quá mạnh… cũng kích thích tăng tiết dầu trên da
– Thay đổi hormone: Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mang thai; nồng độ hormone thay đổi cũng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi dầu.
– Phơi nắng quá lâu: Tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời cũng kích thích cơ thể tăng tiết bã nhờn nhằm bảo vệ da.
Phương pháp điều trị mồ hôi dầu phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chẳng hạn nếu mồ hôi dầu là do tác dụng phụ của thuốc, do stress hoặc do các liệu pháp chăm sóc da không phù hợp… bạn chỉ cần khắc phục những nguyên nhân này.
Để hạn chế mồ hôi dầu, người bệnh có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm không dầu, gốc nước. Các loại dung dịch gel thân nước như axit glycolic hoặc salicylic có trong một số loại sữa rửa mặt, dầu tắm có thể làm giảm mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả. Với những loại kem này, bạn không nên lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.
Bạn nên hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng như hành, tỏi, tiêu, ớt, mù tạt… những đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng khiến da bạn tăng tiết mồ hôi và bã nhờn. Các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, coca,… nên được thay thế bằng các loại nước ép hoa quả. Hạn chế ăn đường và giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì.
Dùng nước hoa quả thay thế caffeine giúp giảm tiết mồ hôi dầu
Nếu mồ hôi dầu ra nhiều ở mặt, bạn có thể áp dụng phương pháp đắp mặt nạ bằng dưa chuột, sữa chua bạc hà, cà chua, nước cốt chanh, lòng trắng trứng trộn bã cà phê… Các loại mặt nạ này chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm sạch dầu trên da và se khít lỗ chân lông.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại thảo dược dân gian như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ. Đây là những loại thảo dược tự nhiên có khả năng làm săn se bề mặt da, ức chế hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường da dầu, nhờ đó làm giảm lượng mồ hôi dầu tiết ra và kiểm soát mùi cơ thể hiệu quả. Bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt sau một liệu trình 3 tháng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị mồ hôi có chứa các thảo dược này.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi những phương pháp khác không đạt được hiệu quả. Bác sỹ sẽ phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm – bộ phận điều khiển hoạt động bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.
Phẫu thuật mang lại hiệu quả tốt nhưng có thể gây ra biến chứng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở khu vực khác, và không phải người bệnh nào cũng thích hợp để áp dụng được cách điều trị này. Do đó, bạn nên đến gặp bác sỹ da liễu để có lời khuyên tốt nhất cho tình trạng mồ hôi dầu ra nhiều.
Ds. Phương Uyên
Tham khảo
https://www.bioelements.com/blog/oily-skin/oily-skin-causes-get-rid
https://www.bespokepost.com/the-post/how-to-curb-sweaty-shiny-oily-skin
Tin liên quan
Viết bình luận