Đổ nhiều mồ hôi là một trong những tác nhân làm gia tăng tình trạng mùi hôi khó chịu cho bàn chân. Hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, bàn chân tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất. Chính vì vậy, tăng tiết mồ hôi chân thực sự là cơn ác mộng đối với người mắc phải.
Tuyến mồ hôi có chức năng giữ ẩm, làm tăng sự đàn hồi cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi thời tiết nóng hay khi vận động mạnh. Tuyến mồ hôi của bàn chân không chỉ đông đảo hơn so với các bộ phận khác mà còn hoạt động không ngừng nghỉ. Khi mồ hôi đi ra ngoài cơ thể qua các lỗ chân lông, vi khuẩn trên da sẽ phân hủy chúng và gây mùi.
Mục lục
Đổ mồ hôi quá mức, hay tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) xảy ra khi các tuyến mồ hôi phản ứng quá mức với các kích thích, kết quả là tạo ra nhiều mồ hôi hơn mức cần thiết. Nói một cách khác, tuyến mồ hôi của những người mắc bệnh này bị mắc kẹt ở trang thái “BẬT” liên tục, nếu xảy ra ở bàn chân thì được gọi là tăng tiết mồ hôi chân.
Tăng tiết mồ hôi chân phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ, ít gặp ở người lớn tuổi. Những người bị đổ mồ hôi quá mức ở bàn chân chân thường bị cả ở lòng bàn tay. Theo ước tính của Hiệp hội Tăng tiết mồ hôi quốc tế (International Hyperhidrosis Society), có khoảng 3% dân số thế giới đang sống chung với bệnh tăng tiết mồ hôi này.
Tăng tiết mồ hôi là nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu ở bàn chân
Tăng tiết mồ hôi chân là căn bệnh có tính di truyền, nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được biết đến. Nếu người bình thường chỉ đổ mồ hôi khi ra ngoài trời nóng hoặc khi thân nhiệt tăng thì người bị tăng tiết mồ hôi lúc nào cũng thấy ướt át, khó chịu.
Ngoài bệnh tăng tiết mồ hôi, có một số nguyên nhân khác khiến bàn chân ra nhiều mồ hôi và bốc mùi:
– Không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chân.
– Hàng ngày đều xỏ chân trong những đôi giày kín bít, mồ hôi thấm vào giày nhưng nó chưa kịp khô thì chân lại tiếp tục tiết ra. Bởi vậy sẽ không khó hiểu tại sao chân dễ có mùi, thậm chí nặng đến mức nhiều người gọi là “thối chân”
– Thay đổi nội tiết tố ở tuổi vị thành niên, thanh niên hoặc phụ nữ mang thai đặc biệt rất dễ bị ra nhiều mồ hôi do mọi chuyển hóa trong cơ thể đều tăng.
– Stress, căng thẳng, hồi hộp thường xuyên.
Bàn chân ướt sũng do đổ mồ hôi quá mức là triệu chứng dễ thấy nhất của căn bệnh này. Một số người bệnh ra nhiều mồ hôi đến nỗi bàn chân có thể trượt được bên trong giày, dép.
Vì bị ướt liên tục, lòng bàn chân thường có màu trắng bệch và vùng da ở đầu ngón chân có thể bị nhăn nhúm (giống như bàn tay bị “thiu” khi ngâm nước quá lâu). Mồ hôi nhiều cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàn chân lâu khỏi cũng như mùi hôi khó chịu.
Một bàn chân “rau mùi” là điều không ai mong muốn, đó là lý do khiến người bệnh mất tự tin, hay lo lắng, căng thẳng về mùi hôi chân của mình. Càng lo lắng, mồ hôi chân càng “được đà” tiết ra ồ ạt.
Thông thường, tăng tiết mồ hôi chân được chẩn đoán dựa trên triệu chứng đặc hiệu và bài kiểm tra bàn chân. Bác sỹ cũng có thể sử dụng tinh bột iod để phác họa vùng ra mồ hôi quá mức. Tinh bột iod được rắc lên vùng da bị nghi ngờ ra nhiều mồ hôi cùng với dung dịch iod (1 – 5%). Nếu tinh bộ chuyển sang màu xanh đậm thì vùng da đó bị tăng tiết mồ hôi.
Nghiệm pháp tinh bột iod có thể định tính các vùng ra mồ hôi quá mức và qua đó ghi lại hình ảnh của các vùng này trước và sau khi điều trị.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp, đường huyết, acid uric, và xét nghiệm nước tiểu để loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn có thể xảy ra đồng thời khi bị tăng tiết mồ hôi.
Việc điều trị tăng tiết mồ hôi chân tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:
– Sử dụng thuốc chống mồ hôi (kê toa hoặc không kê toa) bôi trực tiếp ở bàn chân hoặc dạng uống loại kháng cholinergic
– Tiêm botox để kiểm soát tạm thời mồ hôi chân, hiệu quả thường kéo dài 6 – 9 tháng.
Tuy nhiên cách tốt nhất để ngăn chặn bàn chân có mùi và mồ hôi là vệ sinh các nhân tốt, không đi cùng một đôi giày trong 2 ngày liên tục. Cụ thể một số biện pháp chăm sóc tại gia bạn có thể tham khảo thực hiện, chẳng hạn như:
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bàn chân: Rửa chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh kỹ các kẽ ngón chân, sau đó lau khô bằng khăn sạch rồi bôi bột ngô (có tác dụng hút mồ hôi) hoặc thuốc chống nấm cho bàn chân.
Vệ sinh bàn chân sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn giúp hạn chế mùi mồ hôi chân và các bệnh nhiễm trùng ở bàn chân
– Sử dụng các loại tất làm bằng sợi tự nhiên hoặc hàng dệt acrylic để giúp bàn chân được khô thoáng. Không nên dùng tất 100% cotton bởi dù nó hút ẩm nhưng không làm bay hơi mồ hôi, khiến bàn chân dê bị mụn.
– Thay tất liên tục trong ngày hoặc những miếng lót giày chuyên biệt dành cho người bị ra nhiều mồ hôi chân.
– Đi giày da hoặc giày vải. Vào mùa hè, nên đi giày hở mũi và đi chân trần ở nhà.
– Sử dụng những sản phẩm thảo dược có khả năng tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh thực vật, chẳng hạn như Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ… Điều chỉnh hoạt động dẫn truyền thần kinh về mức ổn định, đồng thời làm tăng sức bền trên bề mặt da, se khít lỗ chân lông, một khi mồ hôi giảm bài tiết thì mùi khó chịu bàn chân cũng được đẩy lùi.
Nếu bàn chân bị đổ mồ hôi quá mức, bạn nên đi khám. Một bác sỹ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này, dù ít hay nhiều. Nếu tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, cộng với vệ sinh bàn chân sạch sẽ, người bệnh sẽ không còn mặc cảm vì bàn chân ướt sũng và bốc mùi nữa.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.webmd.boots.com/
http://www.apma.org/
Tin liên quan
Viết bình luận