Bệnh mạch vành

Huyết áp cao là bao nhiêu? – Chẩn đoán chính xác để trị hiệu quả

Ngày đăng: 13 Tháng Tám, 2019
5/5 - (3 bình chọn)

Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra 7,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Theo ước tính đến năm 2025, trên thế giới sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị cao huyết áp. Vậy nhưng hiểu biết của chúng ta về căn bệnh này vẫn còn khá mơ hồ và nhiều người còn chưa nắm rõ huyết áp cao là bao nhiêu.

Hãy cùng tìm hiểu về huyết áp cao và những lưu ý để kiểm soát huyết áp hiệu quả ngay sau đây.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực đo được của dòng máu tác động lên thành mạch, nếu áp lực này tăng cao vượt ngưỡng giới hạn bình thường thì tình trạng này được gọi là cao huyết áp. Theo Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (JNC7), nếu huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì người bệnh được chẩn đoán là huyết áp cao. Trong đó, huyết áp tâm thu là huyết áp cao nhất đo được lúc tim co bóp để tống máu đi và huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp thấp hơn đo được lúc tim nghỉ để bơm đầy máu.

Gần đây, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ACC/AHA đã đưa ra ngưỡng chẩn đoán thấp hơn là nếu huyết áp tâm thu từ 120mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên thì bạn đã được coi mắc bệnh cao huyết áp, cần được điều trị sớm ngay từ giai đoạn này. Dưới đây sự khác nhau giữa là bảng phân độ tăng huyết áp của JNC7 và ACC/AHA:

Bảng phân độ tăng huyết áp theo JNC7 và ACC/AHA

Cần làm gì khi huyết áp tăng cao kịch phát?

Khi huyết áp tăng cao vượt ngưỡng 180/110mmHg, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như nóng bừng mặt, ù tai, đau đầu, đỏ mắt, chảy máu cam… Khi đó cần nhanh chóng xử trí theo hướng dẫn sau để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra:

– Dừng ngay mọi công việc đang làm, nghỉ ngơi tại chỗ, không di chuyển hay vận động mạnh vì có thể gây ra đột quỵ rất nguy hiểm.

– Nếu được kê đơn thuốc hạ áp, bạn hãy sử dụng ngay một liều, ưu tiên dùng thuốc dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi để hạ áp nhanh chóng.

– Người thân cần chú ý giữ không gian thoáng, nới rộng cổ áo cho người bệnh; không hỏi han hay hoảng hốt, tuyệt đối không cho người bệnh dùng đồ uống có đường vì sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn nữa.

– Nếu có máy đo huyết áp hãy đo ngay cho bệnh nhân, trường hợp thấy các chỉ số chưa hạ, người thân cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hạ áp kịp thời.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà

Phương pháp điều trị huyết áp cao

Điều trị bằng thuốc hạ áp

Khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, bạn phải dùng thuốc theo đơn kê của bác sỹ trong thời gian dài để giữ huyết áp luôn ổn định. Một số nhóm thuốc hạ áp thông dụng là:

– Thuốc ức chế men chuyển: enalapril, captopril, lisinopril…

– Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II: telmisartan, losartan, valsartan…

– Thuốc chẹn kênh canxi: nifedipine, amlodipine, verapamil…

– Thuốc hạ áp tác động lên thần kinh trung ương: reserpin, clonidin, methyldopa…

– Thuốc chẹn beta giao cảm: metoprolol, acebutolol, propranolol, …

Trong trường hợp cần hạ áp nhanh, người bệnh có thể cần phải dùng đến các thuốc lợi tiểu như furosemid, amilorid, thiazide… Nếu người bệnh có biểu hiện lo âu, căng thẳng nhiều, bác sỹ sẽ kê thêm thuốc an thần trong đơn.

Thảo dược giãn mạch hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Nhiều trường hợp sử dụng một thuốc nhưng người bệnh vẫn chưa đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu, khi đó để tránh phải phối hợp nhiều loại thuốc hoặc tăng liều dùng, bác sỹ thường khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm những thảo dược có hoạt tính giãn mạch, hạ áp tốt như Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Hoàng bá… nhằm gia tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp về mức ổn định, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây khi dùng dài ngày.

Xem thêm: Thông tin về Vương Tâm Thống – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Đỏ ngọn, Bồ hoàng, Hoàng bá

Lối sống khoa học để duy trì huyết áp ổn định

Chế độ ăn uống, vận động và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến trị số huyết áp của bạn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là với những người đang ở trong giai đoạn tiền tăng huyết áp cần chú ý duy trì lối sống khoa học để phòng ngừa huyết áp cao. Cụ thể bạn cần:

– Ăn uống khoa học: Ăn nhạt (tổng lượng muối không quá 6g/ngày). Bổ sung thêm những thực phẩm có tác dụng hạ áp tốt như cần tây, súp lơ, củ cải đường, chuối, lựu…

– Không tắm khuya sau 22 giờ.

– Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo có hại cho tim như mỡ, nội tạng động vật; đồ ăn chế biến sẵn được chiên đi chiên lại nhiều lần; các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê…

– Không hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng chất kích thích và lạm dụng rượu bia, chỉ nên uống rượu vang 1 – 2 ly/ngày.

– Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn nên lựa chọn bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ, đạp xe và nâng dần cường độ tùy theo thể lực.

Luyện tập thể dục giúp bạn kiểm soát huyết áp tốt hơn

– Kiểm tra huyết thường xuyên tại nhà, ghi lại chỉ số vào một cuốn sổ để theo dõi, nếu thấy huyết áp chưa ổn định, thường xuyên tăng giảm thất thường cần thông báo cho bác sỹ của bạn.

Huyết áp cao sẽ không còn là mối đe dọa cho sức khỏe nếu bạn áp dụng những cách duy trì huyết áp ổn định đã được nói đến trong bài viết. Mọi thắc mắc về bệnh cao huyết áp và cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ đến số điện thoại – zalo 0972.032.029 để được hỗ trợ. 

Xem thêm: Bệnh cao huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ds. Lê Hương

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

http://www.nhs.uk/conditions/Blood-pressure-(high)/Pages/Introduction.aspx

Viết bình luận