Bệnh mạch vành

Hở van tim ¼ – Đừng chủ quan dù chỉ hở van tim nhẹ

Ngày đăng: 23 Tháng Hai, 2021
Rate this post

Hở van tim ¼ dù nhẹ nhưng người bệnh cũng không được chủ quan vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh sang giai đoạn hở nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Để biết bệnh hở van tim của bạn có cần phải điều trị không và điều trị như thế nào cho đúng cách, hãy đọc ngay bài viết dưới đây!

Hở van tim ¼ là gì?

Hở van tim ¼ là dạng bệnh hở van nhẹ nhất. Khi đó, van tim không thể đóng kín như bình thường, tạo ra một khoảng hở khiến cho dòng máu bị phụt ngược trở lại buồng tim phía trước. Hở van tim ¼ có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều van trong tim: bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi.  

Hở van tim ¼ làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu ra vào tim

Hở van tim ¼ có nguy hiểm không?  

Không phải trường hợp hở van tim ¼ nào cũng nguy hiểm và cần phải điều trị. Mức độ nguy hiểm của hở van tim ¼ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Loại van tim: Nếu hở van tim 2 lá, 3 lá, động mạch phổi ¼ thì không đáng lo ngại vì hầu như hở van không làm ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng máu trong tim. Dạng hở van này thường được coi là hở van sinh lý. Riêng với van tim động mạch chủ kiểm soát toàn bộ lượng máu bơm đi nuôi cơ thể nên dù hở van tim ¼ cũng gây nguy hiểm và cần phải điều trị.  

– Triệu chứng bệnh: Các triệu chứng hở van tim xuất hiện cũng là dấu hiệu cảnh báo hở van đang có xu hướng tiến triển nặng dần. Nếu không được điều trị, hở van có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rung nhĩ, suy tim, tăng áp động mạch phổi cùng những rủi ro tiềm ẩn từ cục máu đông trong tim gây ra. 

– Độ tuổi mắc bệnh: Tuổi càng cao thì nguy cơ phát triển các biến chứng càng tăng lên, do van tim ở người già có xu hướng lão hóa và kém linh động hơn người trẻ.

– Các bệnh lý mắc kèm: Nếu người bệnh hở van tim ¼ có tiền sử mắc bệnh sốt thấp khớp từ nhỏ thì không thể chủ quan vì hở van có thể tiến triển nhanh chóng, nhất là khi bị sốt thấp khớp tái phát. Ngoài ra, các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường… cũng là những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh hở van tim.

Triệu chứng cảnh báo hở van 1/4 chuyển nặng

Đa phần người bệnh hở van tim ¼ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ thoáng qua nên thường có tâm lý chủ quan. Thực tế, những triệu chứng này chính là dấu hiệu cảnh báo hở van đang bước sang giai đoạn nặng hơn và cần phải điều trị. Các triệu chứng hở van mà bạn cần lưu ý đó là:   

– Mệt mỏi tăng lên và xuất hiện thường xuyên hơn, dù không vận động cũng cảm thấy mệt.

– Đau ngực, khó chịu trong lồng ngực.

– Đánh trống ngực, tim đập nhanh.

– Hoa mắt, chóng mặt.

– Ho khan, ho tăng lên khi nằm.

– Tiểu đêm nhiều lần.

– Phù mắt cá chân, bàn chân.  

– Khó thở, hụt hơi.

Một số lưu ý để ngăn ngừa hở van tiến triển    

Thông thường trong trường hợp hở van ¼ và không xuất hiện triệu chứng thì người bệnh chưa cần thiết phải điều trị, nhưng việc thay đổi lối sống khoa học là điều cần được thực hiện sớm ngay từ khi phát hiện hở van tim ¼:

– Phòng ngừa nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường có thể dẫn tới viêm nội tâm mạc (nhiễm khuẩn lớp màng bao quanh tim và van tim), gây tổn thương các lá van và khiến hở van tiến triển nặng hơn. Do đó bạn cần chú ý chăm sóc tốt răng miệng, tiêm vắc xin phòng cúm vào mùa thu, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, sử dụng kháng sinh để dự phòng phẫu thuật và điều trị các ổ nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm amidan, viêm nướu…  

Người bệnh hở van tim ¼ nên tiêm phòng cúm hằng năm

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bạn cần chú ý ăn nhạt, cắt giảm lượng chất béo và tinh bột; thay vào đó nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh cho tim như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng (cá biển, gia cầm, hải sản…). Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia.  

– Tăng cường vận động: Bạn nên luyện tập thể dục thể thao vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày; không nên ngồi lâu một chỗ nhưng cũng cần chú ý tránh vận động gắng sức.

– Thăm khám sức khỏe định kì: Ít nhất mỗi năm 1 lần, người bệnh hở van tim ¼ cần dành thời gian để thăm khám lại, nhất là khi cảm nhận thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ hở van tim biến chuyển nặng hơn.

Thuốc điều trị hở van tim

Khi người bệnh hở van tim ¼ có triệu chứng hoặc người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc sau:

– Thuốc giãn mạch: Nhóm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn kênh canxi có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp và giảm bớt áp lực trên van.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: như nhóm chẹn beta giúp ổn định nhịp tim, giảm đánh trống ngực…

– Thuốc lợi tiểu: chỉ được dùng khi người bệnh có dấu hiệu tích trữ nước trong cơ thể hoặc những người bị huyết áp cao nhưng không thể hạ áp bằng thuốc huyết áp thông thường.

– Thuốc chống đông máu: dùng để dự phòng cục máu đông xuất hiện trong tim, nhất là những người bệnh hở van có rung nhĩ.

– Thuốc bổ trợ cho tim từ thảo dược: Đa số các trường hợp bị hở van tim ¼ chưa cần phải dùng đến thuốc để điều trị. Tuy nhiên, việc bảo vệ tim ngay từ khi phát hiện bệnh với những sản phẩm hỗ trợ thảo dược là điều cần thiết. Đặc biệt là dòng sản phẩm chứa Bồ Hoàng, Đỏ Ngọn, Đan Sâm giúp tăng cường tuần hoàn máu qua van, chống cục máu đông hiệu quả, làm giảm hẳn các cơn đau nặng ngực, khó thở, mệt mỏi và ngăn chặn bệnh hở van tim tiến triển.

Còn nếu bạn vẫn chưa yên tâm về tình trạng hở van tim ¼ mà mình đang mắc phải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài  (024).3775.9051 0972.032.029 để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất.  

Xem thêm:

8 triệu chứng hở van tim không thể chủ quan

6 Cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim hữu ích không thể bỏ qua

Dược sĩ Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/symptoms-causes/syc-20350178

Viết bình luận