Bạn bị đau ngực, khó thở và được bác sĩ chẩn đoán hẹp van động mạch phổi. Bạn hoang mang không biết đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị sao cho hiệu quả? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó của bạn.
Mục lục
Hẹp van động mạch phổi là một bệnh lý gây ảnh hưởng đến dòng chảy của máu từ tim lên phổi do van bị biến dạng hoặc thu hẹp lại, làm chậm lưu thông máu dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe cho người bệnh.
Hẹp van động mạch phổi giai đoạn nhẹ ít nguy hiểm và thường không có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên ở giai đoạn nặng hơn có thể gây ra một số triệu chứng dưới đây:
– Mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng
– Hụt hơi, khó thở, đặc biệt là khi vận động hay gắng sức
– Nhói ngực, đau tức ngực
– Chóng mặt, ngất xỉu
– Loạn nhịp tim
– Nghe thấy tiếng thổi tim do tăng áp lực của máu lên mép van và thành mạch
Hẹp van động mạch phổi ngăn cản dòng máu từ thất phải lên động mạch phổi
Nếu không được điều trị kịp thời, hẹp van động mạch phổi có thể gây ra một số các biến chứng nguy hiểm:
– Rối loạn nhịp tim: sự lưu thông máu bất thường lâu dài có thể khiến nhịp tim rối loạn, khó kiểm soát
– Suy tim và rối loạn chức năng bơm máu: Hẹp van động mạch phổi có thể khiến thất phải tăng co bóp để đưa đủ lượng máu cần thiết lên động mạch phổi, lâu dần gây phát triển các lớp cơ khiến thất phải dày lên, làm giảm diện tích chứa máu thất phải, cuối cùng làm giảm chức năng bơm máu của thất phải dẫn đến suy tim.
– Nhiễm trùng: Những người mắc các vấn đề về van tim có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn lớp lót của tim, còn gọi là viêm nội tâm mạc.
Hẹp van động mạch phổi đa phần là do bẩm sinh, van tim phát triển bất thường trong thời kỳ bào thai, chẳng hạn như dày dính mép van hoặc cấu trúc lá van sai lệch. Ngoài ra, hẹp van động mạch phổi còn có thể do:
– Vôi hóa mép van
– Mắc hội chứng Carcinoid
– Nhiễm trùng nội tâm mạc
– Thấp khớp
– Mắc hội chứng Noonan
Các kỹ thuật dùng để chẩn đoán hẹp van động mạch phổi bao gồm:
– Nghe tim: giúp phát hiện tiếng tim bất thường, có thể là tiếng rít, tiếng thổi do tăng áp lực của máu lên mép van và thành mạch khi van hẹp
– Điện tâm đồ: Giúp đo hoạt động điện trong tim, từ đó phát hiện sự dày lên của thất phải
– Siêu âm tim: Kiểm tra cấu trúc của van giúp đánh giá vị trí, mức độ hẹp và chức năng tâm thất phải
– Chụp cộng hưởng từ MRI, cắt lớp CT: giúp chẩn đoán xác định hẹp van động mạch phổi
– Thông tim: chỉ sử dụng khi đã xác định van động mạch phổi bị hẹp và đang cân nhắc phẫu thuật cho người bệnh
Tùy thuộc vào giai đoạn hẹp và tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ có những biện pháp điều trị dưới đây:
Thường chưa cần dùng thuốc hay phẫu thuật, giải pháp hiệu quả lúc này là thiết lập một lối sống khoa học, kết hợp sản phẩm bổ trợ để ngăn chặn tiến triển của bệnh, cụ thể:
– Tăng cường rau củ, hoa quả tươi trong chế độ ăn hàng ngày
– Hạn chế đồ chiên, xào, rán; sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật khi nấu nướng
– Hạn chế đồ ngọt tổng hợp hoặc tinh bột chế biến sẵn
– Hạn chế các chất kích thích: rượu, chè, cà phê, bia, thuốc lá, thuốc lào…
– Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn hàng ngày: các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền…
– Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Một số loại thảo dược tự nhiên như Bồ Hoàng, Đỏ Ngọn đã được nghiên cứu có tác dụng tăng cường lưu thông máu qua van, tăng cường chức năng bơm máu của cơ tim, từ đó giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển hẹp van động mạch phổi hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược này để cải thiện tình trạng bệnh của mình.
Tìm hiểu thêm trong bài viết: Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa hẹp van động mạch phổi hiệu quả
Bồ hoàng đã được nghiên cứu giúp làm giảm triệu chứng đau ngực do hẹp van tim
Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc phổ biến là: Thuốc giãn mạch, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim, giảm mỡ máu (nếu rối loạn mỡ máu). Bên cạnh lợi ích, các loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ có hại, do vậy chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật
Sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các biện pháp trên hoặc bệnh đã ở mức độ quá nặng.
– Nong van động mạch phổi: Một bóng cao su được đưa đến vị trí van hẹp bằng một dây dẫn thông qua động mạch ở bẹn. Sau khi được bơm nên giúp mở rộng van, bóng sẽ được làm xẹp lại và đưa ra ngoài. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng tuy nhiên tồn tại nguy cơ gây biến chứng nhiễm khuẩn, hở van…
– Sửa chữa van tim: các bác sĩ có thể tiến hành thu nhỏ mép van hoặc nạo vét phần vôi hóa để đảm bảo độ hở đủ khi van mở và độ khít khi van đóng. Sửa chữa van thường ít gây nguy hiểm, người bệnh không phải dùng thuốc chống đông lâu dài, tuy nhiên vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm trùng
– Thay van: Khi van đã hư hỏng không thể sửa chữa được, bác sĩ có thể chỉ định thay thế bằng van cơ học hoặc van sinh học. Thời gian tác dụng dài khoảng 8 – 15 năm, tuy nhiên chi phí khá cao, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải các rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết, và nếu thay van cơ học thì cần dùng thuốc chống đông, chống thải ghép lâu dài.
Hẹp van động mạch phổi là bệnh lý tuy hiếm nhưng khi đã phát hiện ra thì không nên chủ quan mà nên có chế độ chăm sóc, điều trị kịp thời để tránh các rủi ro đáng tiếc. Hi vọng, qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời được các câu hỏi xung quanh căn bệnh này, từ đó có phương pháp phòng và trị hiệu quả.
Ds Trần Huyền
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-valve-stenosis/basics/definition/con-20013659
Tin liên quan
Viết bình luận