Động kinh cục bộ là biểu hiện của sự phóng điện bất thường, quá mức và đồng thời của một nhóm các tế bào thần kinh tại một vùng khu trú của não bộ. Trong đó, động kinh cục bộ thùy chẩm là một dạng hiếm gặp nhưng được nhiều người quan tâm, bệnh không chỉ gây ra các cơn co giật chân tay hoặc toàn thân, mà nó còn gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Mục lục
Động kinh cục bộ thùy chẩm là một dạng rối loạn thần kinh phát sinh do hoạt động điện quá mức tại vùng thùy chẩm của não. Bệnh chỉ chiếm khoảng 8% trong tất cả các trường động kinh, nhưng tỉ lệ mắc cao ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 5 – 7 tuổi. Bởi lẽ thùy chẩm nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thị lực, do đó động kinh xuất phát tại đây thường gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, có thể gây mù lòa vĩnh viễn.
Động kinh cục bộ thùy chẩm đặc trưng bởi sự suy giảm thị lực
Thùy chẩm là một trong 5 thùy của não bộ nằm phía sau hộp sọ là trung tâm xử lý hình ảnh chính của não. Do vậy mọi bất thường hay bệnh lý liên quan đến thùy chẩm đều gây ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh với nhiều triệu chứng khác nhau:
– Xuất hiện ảo giác: Nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy hoặc những hình tròn nhiều màu sắc
– Suy giảm thị lực: Nhìn mờ, nhòe, giảm khả năng nhìn xa, mất thị lực một phần hoặc mù lòa hoàn toàn.
– Gặp hiện tượng pallinopsia: Sau khi nhìn chằm chằm vào một vật nào đó, nhìn đi chỗ khác bạn sẽ thấy hình ảnh mơ hồ vẫn còn trong trường thị giác
– Đau mắt, rung giật mắt tự phát, nháy mặt liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần.
– Đau nửa đầu dữ dội kiểu Migraine.
– Cơn co giật, cơ cứng toàn thân hoặc cục bộ: Kéo dài 2 – 3 phút.
– Một số biểu hiện khác: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi,…
Cũng như tất cả mọi dạng động kinh khác, thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh cục bộ thùy chẩm và nghiên cứu cho thấy có tới 70% người bệnh đáp ứng tốt với thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị động kinh thùy chẩm là: Depakine, carbamazepine, phenytoin,…
Tuy nhiên, việc điều trị động kinh cần kiên trì lâu dài trong nhiều năm, do đó người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng không mong muốn của thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe chẳng hạn: suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển,…
– Tăng cường thực phẩm giàu protein, canxi như thịt nạc, tôm, cua, cá, đậu, trứng,…
– Tăng cường rau xanh, hoa quả, thực phẩm tươi sạch.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quản như: bánh kẹo ngọt, pizza, xúc xích, mì tôm, bim bim, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh,…
– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử và những thứ có ánh sáng nhấp nháy.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm lý.
– Chủ động chia sẻ với người thân, bạn bè để tâm lý được thoải mái hơn.
Người bệnh động kinh cục bộ thùy chẩm nên hạn chế ăn thức ăn nhanh
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kết hợp một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, các chuyên gia khuyến cáo những người bị động kinh cục bộ thùy chẩm có thể tham khảo sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Những thảo dược này được chứng minh là có thể hỗ trợ tăng cường nồng độ GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng giúp ổn định hoạt động điện trong não bộ, từ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả
Động kinh cục bộ thùy chẩm cũng tương tự như các dạng động kinh khác, nếu sớm được phát hiện, điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn co giật và cải thiện thị lực hiệu quả.
Ds. Cao Thủy
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://study.com/academy/lesson/occipital-lobe-epilepsy-symptoms-treatment.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Occipital_epilepsy
Tin liên quan
Viết bình luận