Mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn – Chớ nên chủ quan!

Ngày đăng: 3 Tháng Bảy, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn là tình trạng có thể gặp ở khoảng 3% dân số. Đa số các trường hợp không gây nguy hiểm nhưng nó lại là kẻ phá đám giấc ngủ hằng đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của một ngày dài sau đó. Hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách trị mồ hôi trộm hiệu quả ngay đây.

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn – nguyên nhân do đâu?

Đổ mồ hôi được coi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể nhờ quá trình bốc hơi trên da mang theo nhiệt lượng dư thừa. Tuy nhiên, mồ hôi đêm bất thường có thể đến từ những nguyên nhân mà bạn không hề ngờ tới, chẳng hạn như:

– Tác dụng phụ của thuốc: Đổ mồ đêm là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ đường huyết, các thuốc trị ung thư…

– Rối loạn lo âu: Căng thẳng quá mức, sợ hãi, lo lắng là những trạng thái tâm lý gây kích thích mồ hôi đổ đêm nhiều.

– Nhiễm trùng: Lao là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất gây đổ mồ hôi đêm, ngoài ra triệu chứng này cũng có thể thấy ở các bệnh nhiễm trùng khác như viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp xe, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV)…

– Rối loạn nội tiết: Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh thường sẽ gặp biểu hiện bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm. Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hội chứng carcinoid… cũng có thể gây đổ mồ hôi đêm.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đổ mồ hôi đêm xảy ra ở người bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhiều hơn gấp 3 lần so với người bình thường.

– Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng phổ biến là ợ nóng và đổ mồ hôi đêm nhiều.

– Ung thư: Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn có thể là dấu hiệu sớm của ung thư như ung thư hạch, bệnh bạch cầu…

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Khi nào bạn cần đi khám bác sỹ?

Nếu bạn bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ đi kèm với biểu hiện sốt cao, giảm cân nhanh, đau cục bộ, ho, tiêu chảy… hãy đi khám để phát hiện chính xác nguyên nhân. Thực tế, nhiều người đã phát hiện được những vấn đề sức khỏe nhờ nhận ra những dấu hiệu bất thường này và đi khám sớm.

Làm thế nào để trị chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn?

Việc lựa chọn phương pháp nào để điều trị chứng đổ mồ hôi đêm còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như bổ sung hormon cho người bị rối loạn nội tiết, dùng thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng, trào ngược dạ dày, xạ trị cho ung thư…

Nếu không thể xác định được nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm nhiều, mục tiêu điều trị cần hướng đến là kiểm soát mồ hôi bằng thay đổi lối sống và sử dụng thảo dược để điều hòa hoạt động bài tiết mồ hôi dưới da.

Thay đổi thói quen và môi trường sống

Một số thay đổi về lối sống dưới đây sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được chứng ra mồ hôi nhiều về đêm hiệu quả:

– Bố trí phòng ngủ thoáng khí, sử dụng quạt và điều hòa để đảm bảo nhiệt độ phòng luôn mát mẻ; lựa chọn quần áo ngủ và ga trải giường bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, mỏng nhẹ như bông, lụa…

– Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn cay nóng; chú ý tránh ăn bất kỳ thứ gì 2 giờ trước khi ngủ.

– Dùng thêm chất chống mồ hôi tại những vị trí thường toát nhiều mồ hôi, chẳng hạn như nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân…

– Thực hiện chế độ ăn ít chất béo và đường, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây theo mùa.

– Thư giãn trước khi ngủ và sau khi thức dậy bằng các bài tập hít thở sâu, thiền tịnh. Duy trì thói quen luyện tập thể dục thường xuyên.

– Giảm cân nếu thừa cân, béo phì bằng chế độ ăn kiêng hợp lý.

– Uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày (bao gồm cả nước trái cây, nước canh, súp).

Người bị đổ mồ hôi đêm cần uống đủ nước mỗi ngày

Sử dụng thảo dược trị mồ hôi nhiều

Các thảo dược như Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ là những vị thuốc Đông y đã được sử dụng để điều trị chứng mồ hôi đêm nhiều. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải, khi cho người bệnh dùng 2ml dịch chiết Hoàng kỳ 2 lần mỗi tuần. Sau 3 – 4 liệu trình, mỗi liệu trình tương đương 3 tháng và cách nhau 2 tuần, kết quả cho thấy người bệnh đã hết hẳn hoặc giảm mồ hôi trộm, ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần tốt hơn. Người bệnh có thể dùng Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ bằng cách đun sắc thông thường, hoặc đơn giản hơn là sử dụng viên uống hỗ trợ trị mồ hôi có chứa những thành phần này.

Đừng chủ quan với chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn, hãy đi khám nếu nhận thấy tình trạng này kéo dài bất thường và không có dấu hiệu thuyên giảm. Kịp thời phát hiện nguyên nhân và giải quyết triệt để chứng mồ hôi trộm không chỉ giúp bạn có những đêm ngon giấc mà còn loại trừ được những hệ lụy đối với sức khỏe về lâu dài.

Xem thêm:

3 vị thuốc nam trị ra mồ hôi nhiều có thể bạn chưa biết!

Thông tin về sản phẩm hỗ trợ làm giảm chứng ra mồ hôi chứa Sơn thù du, Hoàng kỳ, Thiên môn đông

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/menopause/guide/8-causes-of-night-sweats

https://www.mayoclinic.org/symptoms/night-sweats/basics/causes/sym-20050768

https://www.medicalnewstoday.com/articles/296818.php

Viết bình luận