Bạn có thường xuyên bị đổ mồ hôi trán liên tục mà không thể ngừng lại được, có thể là khi đang ăn, khi ngủ, khi lo lắng… hoặc thậm chí là khi không làm bất cứ việc gì nặng. Rất có thể là do một bệnh tiềm ẩn nào đó. Bài viết sau sẽ giúp sáng tỏ nguyên nhân đổ mồ hôi trán nhiều và cách khắc phục.
Mục lục
Cơ thể ra mồ hôi nhiều hay ít sẽ theo tín hiệu từ hệ thần kinh thực vật. Nếu bạn bị đổ mồ hôi trán liên tục mặc dù không nóng hoặc vận động gì mạnh thì nguyên nhân thường do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn chức năng.
Bệnh lý này gọi là chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát (hyperhidrosis) và có tính di truyền. Có người chỉ bị ra mồ hôi trán, nhưng có người lại đổ nhiều mồ hôi ở đầu, mặt, tay, chân hoặc trên toàn cơ thể.
Đổ mồ hôi trán nhiều hơn khi căng thẳng hoặc lo lắng một điều gì đó là biểu hiện thường thấy ở người bị tăng tiết mồ hôi. Vì yếu tố cảm xúc chính là một tác nhân kích thích đối với hệ thần kinh thực vật. Do đó, muốn điều trị tốt bệnh thì đầu tiên cần phải giữ tinh thần thoải mái.
Khi căng thẳng sẽ kích thích đổ mồ hôi trán nhiều hơn
Đổ mồ hôi trán nhiều thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng đây là bệnh mạn tính, không điều trị dứt điểm được, nếu không chữa sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, nếu mồ hôi trán ra nhiều kèm theo biểu hiện khác thường như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, sốt… thì phải cẩn trọng vì có thể là do một bệnh tiềm ẩn như hạ đường huyết, tiểu đường, nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, cường giáp…
Đổ mồ hôi trán nhiều đôi khi có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, do đó, bạn không nên chủ quan, hãy đi khám sớm hoặc có thể liên hệ đến số 0972.032.029 để được tư vấn hỗ trợ.
Gồm có thuốc uống, thuốc tiêm tại chỗ và thuốc bôi ngoài, cụ thể là:
– Thuốc uống: như oxybutynin, benzotropine, glycopyrolate…, làm giảm tiết mồ hôi toàn thân nhờ ức chế hệ thần kinh thực vật. Một số tác dụng phụ hay gặp là bí tiểu, táo bón, giảm tiết nước bọt, mắt mờ…
– Thuốc tiêm tại chỗ: Chứa hoạt chất là botox, được tiêm vào dưới da trán nhằm, thuốc làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh khiến mồ hôi trán giảm tiết. Một số tác dụng phụ là đau, đơ cứng cơ mặt, sụp mí,…
– Thuốc bôi ngoài: Chứa muối nhôm là thành phần chính, có thể ở dạng xịt, kem hoặc bột để bôi trực tiếp lên da. Thuốc làm bít lỗ chân lông, nhờ đó ngăn đổ mồ hôi trán tạm thời. Tránh dùng nhiều vì có thể gây kích ứng da.
Đổ mồ hôi trán nhiều có thể được điều trị bằng thuốc bôi, xịt ngoài da
Nếu lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây thì bạn hãy tham khảo các sản phẩm trị mồ hôi lành tính từ thảo dược như Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ…, đây đều là những vị thuốc nam có tác dụng giảm mồ hôi trán rất tốt. Cụ thể là giúp:
– Điều hòa hoạt động hệ thần kinh, ổn định quá trình bài tiết mồ hôi.
– Bổ sung nước, thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
– Tăng sức khỏe da, săn se lỗ chân lông, ngăn cản mồ hôi bài tiết.
– Giảm căng thẳng, lo âu, hồi hộp, cải thiện tinh thần, tăng sức đề kháng.
– Kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
Xem thêm:
Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi trán nhiều
Trong khi điều trị, bạn cần quấn một tấm băng ướt vào trán. Nhờ tác động của dòng điện chạy qua băng, tuyến mồ hôi trán sẽ giảm tiết tạm thời. Phương pháp này cần duy trì liên tục với tần suất 2 – 4 lần/tuần khi mới bắt đầu rồi giảm dần còn 1 lần/tuần.
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt mà bạn nên thực hiện để ngăn đổ mồ hôi trán hiệu quả:
Nên |
Không nên |
– Ăn thực phẩm có tính mát như rau xanh, trái cây… – Uống nhiều nước 1.5 – 2 lít/ngày – Giữ tâm lý thoải mái – Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày |
– Tránh đồ ăn cay nóng – Tránh rượu bia, cà phê, trà đặc thuốc lá – Tránh thức khuya – Tránh căng thẳng tinh thần |
Đổ mồ hôi trán nhiều đôi khi có thể bắt nguồn từ một bệnh lý nguy hiểm, vì vậy, bạn không thể chủ quan. Hãy đi khám và điều trị sớm để tình trạng này không gây phiền nhiễu cho cuộc sống của bạn.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
Tin liên quan
Viết bình luận