Mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn – Những bí ẩn chưa được hé lộ

Ngày đăng: 25 Tháng Mười Một, 2019
5/5 - (8 bình chọn)

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành cũng bị đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ. Tình trạng này khiến nhiều người phải giật mình thức giấc hằng đêm với đầu tóc ướt sũng mồ hôi, kéo theo một ngày làm việc uể oải, sức khỏe giảm sút vì thiếu ngủ. Vậy nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn là gì và làm cách nào để chấm dứt tình trạng này?

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Đầu mặt là nơi tập trung khá nhiều tuyến mồ hôi, do đó khi bạn vận động nhiều hay căng thẳng tâm lý, ăn đồ cay nóng… mồ hôi sẽ có xu hướng toát nhiều hơn ở khu vực này. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu mồ hôi đầu tăng tiết ngay cả khi đang ngủ thì đó lại là dấu hiệu bất thường, có thể xuất hiện trong một số bệnh lý như:

Bệnh mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh thực vật

Nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm vai trò điều khiển hoạt động của các tuyến mồ hôi trong cơ thể. Nếu hệ giao cảm hoạt động bị rối loạn, tuyến mồ hôi sẽ nhận được tín hiệu chỉ huy bài tiết liên tục. Kết quả là bạn sẽ đổ mồ hôi rất nhiều bất kể ngày hay đêm, vận động hay nghỉ ngơi, căng thẳng hay thư giãn. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ và kéo dài cho đến lúc bạn trưởng thành.

Đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn là vấn đề không thể xem nhẹ

Rối loạn nội tiết

Nồng độ hormon tăng giảm bất thường trong các bệnh lý như cường giáp, tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra, hiện tượng đổ mồ hôi đầu khi ngủ cũng rất phổ biến ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, kinh nguyệt và nam giới tuổi xế chiều do lượng hormon sinh dục bị suy giảm.

Bệnh nhiễm trùng

Khi bạn bị nhiễm vi rút, vi khuẩn; trong cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng viêm, gây sốt cao, tăng thân nhiệt và mồ hôi sẽ bài tiết nhiều hơn. Trường hợp này thường gặp nhất là ở những người nhiễm vi khuẩn lao, mồ hôi thường đổ nhiều vào buổi chiều và buổi tối.

Ung thư

Một số bệnh ung thư phổ biến gây đổ mồ hôi đêm khi ngủ là u lympho, u tế bào ưa crom, bệnh bạch cầu… Ngoài đổ mồ hôi, người bệnh còn kèm theo mệt mỏi, sụt cân nhanh.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Là nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều người thường bỏ qua. Những người mắc bệnh này có nguy cơ đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn cao gấp 3 lần so với người bình thường.

Tại sao nam giới lại đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, dù tập thể dục với cường độ như nhau, uống cùng một lượng nước nhưng tốc độ thoát mồ hôi ở nữ giới vẫn thấp hơn nam giới, cụ thể lượng mồ hôi ở nữ là 0,57 lít/giờ và nam giới là 1,12 lít/giờ. Khác biệt này là do ảnh hưởng từ sự thay đổi nồng độ các hormon trong cơ thể không giống nhau ở 2 giới. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn có thể duy trì được thân nhiệt ổn định do khả năng bốc hơi mồ hôi trên da hiệu quả hơn nam giới.   

Mẹo hay để chấm dứt tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn

Một số thay đổi nhỏ tích cực trong lối sống cũng sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ hiệu quả hơn, chẳng hạn như:

– Thủy liệu pháp: Bạn hãy tắm bằng nước mát vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thói quen nghe chừng rất giản đơn này lại có thể mang lại hiệu quả giảm tiết mồ hôi đầu rất khả quan.

– Chế độ ăn hợp lý: Tăng cường bổ sung nhiều rau quả tươi, đặc biệt là trái cây họ cam chanh, hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng, rượu bia, cà phê, nước trà đặc… Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Chú ý không ăn bất kỳ thứ gì trước thời điểm đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

– Không hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng các chất gây nghiện khác: Độc chất trong khói thuốc sẽ khiến hệ thần kinh thực vật hoạt động rối loạn, gây tăng tiết mồ hôi nhiều hơn.

Người bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá

– Thực hiện các bài tập thư giãn tâm lý trước khi đi ngủ: Chẳng hạn như ngồi thiền, hít sâu thở chậm 10 – 15 phút, nghe nhạc nhẹ…  

 – Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm tiết mồ hôi: Các thảo dược dùng trong điều trị mồ hôi như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ là những vị thuốc hữu hiệu để kiểm soát tình trạng ra mồ hôi nhiều khi ngủ. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học, như nghiên cứu của bệnh viện Nhi khoa cho thấy tác dụng giảm ra mồ hôi trộm của Hoàng kỳ, hay nghiên cứu của Viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) đã tìm thấy nhóm chất flavonoid trong rễ Thiên môn đông có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ổn định hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Bạn có thể dùng các thảo dược này dưới dạng hãm sắc hoặc sử dụng viên uống hỗ trợ giảm tiết mồ hôi chứa Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ.

Xem thêm:

Sản phẩm cho người bệnh đổ mồ hôi đầu nhiều chứa Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về chứng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở người lớn và cách khắc phục để xóa bỏ những phiền toái do tình trạng này gây ra. Hãy kiên trì áp dụng theo những lời khuyên hữu ích trên để sớm kiểm soát mồ hôi đầu và có được giấc ngủ ngon mỗi đêm. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài – zalo 0972.032.029 để được hỗ trợ.

Ds. Mạnh Hùng

 Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận