Đổ mồ hôi đêm là hiện tượng hết sức bình thường, nhất là trong những ngày nóng nực. Tuy nhiên đối với một số người, đặc biệt là đàn ông trên 50 tuổi, đổ mồ hôi đêm kéo dài có thể là cảnh báo xấu cho sức khỏe.
Mục lục
Đổ mồ hôi đêm (night sweat) hay tăng tiết mồ hôi khi ngủ, là tình trạng tuyến mồ hôi hoạt động quá mức vào ban đêm, khiến cho quần áo và các vật dụng khác trên giường như chăn, ga, gối… bị ướt đẫm mồ môi. Những người bị đổ mồ hôi đêm thường bị tỉnh giấc bởi cảm giác vô cùng lạnh hoặc nóng nực khó chịu. Tình trạng này thường là kết quả của sự gia tăng nhiệt độ cơ thể, không liên quan đến môi trường xung quanh.
Đổ mồ hôi đêm là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, đổ mồ hôi đêm đôi khi là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó cần được điều trị, đặc biệt là nếu nó xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi. Đổ mồ hôi đêm tưởng chừng như không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, công việc trong ngày hôm sau.
Đổ mồ hôi đêm ở nam giới trên 50 tuổi
Bình thường, thân nhiệt của nam giới trải qua một chu kỳ tự nhiên, đạt tối đa vào ban đêm và giảm xuống mức bình thường trước khi thức dậy vào buổi sáng. Sự thay đổi thân nhiệt này có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
Ngoài ra, ở nam giới trên 50 tuổi, một số nguyên nhân đặc thù khác có thể đứng sau chứng đổ mồ hôi đêm, bao gồm:
Từ khi bước sang tuổi 40, lượng testosterone – hormone sinh dục nam – bắt đầu giảm dần, khoảng 1% mỗi năm. Tình trạng này xảy ra khi nam giới mất đi nhiều hơn 1% lượng testosterone mỗi năm, và đây có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới trên 50 tuổi. Trên thực tế, nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi đêm ở phái mạnh có liên quan đến tình trạng này.
Nếu bị đổ mồ hôi đêm kéo dài và đã trên 50 tuổi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra mức testosterone và tiến hành điều trị nội tiết nếu cần thiết.
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi nhiều quá mức, liên quan đến sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật, cường giao cảm. Tình trạng này có thể khởi phát từ khi bạn còn trẻ và kéo dài đến tuổi trung niên. Khi bị tăng tiết mồ hôi, bạn nên tránh các yếu tố có thể kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi, chẳng hạn như thức ăn cay, rượu, cà phê, và thuốc lá, tránh căng thẳng, stress… Thay vào đó giữ tinh thần thoải máu, ăn đồ ăn mát và sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị có chứa các thảo dược như Thiên môn đông, Sơn thù du.. để làm giảm mồ hôi một cách tối ưu.
Sốt là cách cơ thể phản ứng để chống lại rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Khi thân nhiệt cao lên, cơ thể sẽ giải phóng nhiệt độ dư thừa qua da và gây đổ nhiều mồ hôi.
Nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn có thể gây sốt cao và ớn lạnh, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm. Đổ mồ hôi đêm phổ biến trong giai đoạn cấp tính của các bệnh đường hô hấp.
Nếu bạn lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ đối phó với những cảm xúc đó bằng những cách đặc biệt, chẳng hạn như tim đập nhanh, chóng mặt, huyết áp cao và đổ mồ hôi đêm.
Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra khi cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Đổ mồ hôi đêm là một trong những triệu chứng suy thượng thận do nồng độ cortisol giảm thấp. Suy thượng thận có thể được cải thiện bằng một chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc điều trị hợp lý.
Một số loại thuốc tân dược có thể gây đổ mồ hôi đêm, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết (liệu pháp hormone thay thế) và các loại thuốc giảm đường máu.
Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới
Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân phổ biến gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới. Tiết mồ hôi là cách cơ thể cố gắng để loại bỏ lượng rượu dư thừa và độc tính của nó. Nếu buộc phải uống nhiều rượu bia, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, đặc biệt là giữa các cuộc nhậu và trước khi đi ngủ.
Đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư, thường gặp nhất là u lympho. Ở những người mắc bệnh ung thư, nhiệt độ cơ thể có những biến động lớn gây đổ mồ hôi đầm đìa vào ban đêm.
Đa số các nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm ở nam giới trên 50 tuổi có thể kiểm soát được (ngoại trừ ung thư). Dưới đây là một vài phương pháp giúp ngăn chặn chứng đổ mồ hôi đêm:
– Không uống rượu bia ít nhất một vài giờ trước khi đi ngủ
– Không hút thuốc lá
– Yêu cầu đổi thuốc điều trị nếu loại bạn đang dùng gây đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên, không tự ý ngừng uống thuốc trước khi có chỉ định mới của bác sỹ.
– Kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống. Nên dành thời gian nghỉ ngơi, thiền, đi dạo và thư giãn trước khi đi ngủ.
– Tránh các thức ăn cay.
– Giảm nhiệt độ phòng ngủ, chỉ dùng chăn mỏng và quần áo rộng rãi, thoáng khí vào ban đêm.
Một số loại thảo dược và chất bổ sung có thể giúp giảm đổ mồ hôi đêm, chẳng hạn:
– Trà xô thơm
– Thiên môn đông giúp làm mát cơ thể, điều hòa thân nhiệt và bổ sung tân dịch để bù lượng nước, điện giải đã bị mất đi do đổ mồ hôi nhiều
– Sơn thù du giúp làm săn se bề mặt da, tăng cường sức đề kháng để giảm đi sự mệt mỏi, ngăn đổ mồ hôi và không cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi khó chịu.
– Astragals: Cải thiện lưu thông máu, nhờ đó cơ thể “tản nhiệt” tốt hơn mà các tuyến mồ hôi không phải hoạt động quá mức
Đổ mồ hôi do bệnh lý cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu nguyên nhân là do ung thư. Thay đổi một số thói quen khi đi ngủ và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm bớt tình trạng đổ mồ hôi đêm ở nam giới trên 50 tuổi.
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tham khảo:
http://www.sweatology.net//night-sweats/understanding-night-sweats-in-men/
http://www.sweatology.net//night-sweats/what-is-night-sweat/
http://www.sweatology.net//night-sweats/night-sweats-in-men-over-50/
Tin liên quan
Viết bình luận