Bệnh động kinh

Co giật tâm lý – Dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh động kinh

Ngày đăng: 25 Tháng Tám, 2016
4.4/5 - (5 bình chọn)

Co cứng, co giật toàn thân hay mất ý thức tạm thời là những biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh động kinh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài nguyên nhân từ sự bất thường của hệ thần kinh não bộ thì những triệu chứng trên còn có thể xuất hiện là do căng thẳng tâm lý quá mức, thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc trầm cảm gây nên. Các nhà khoa học gọi đây là chứng co giật tâm lý (co giật nonepileptic) và rất dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh động kinh. Do vậy, phát hiện sớm và chẩn đoán đúng bệnh sẽ có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh.

Co giật tâm lý xuất phát từ đâu?

Từ xa xưa, co giật nonepileptic đã được công nhận như một hình thức kích động. Vào cuối những năm 1800, Charcot mô tả đầu tiên cơn co giật không động kinh là một rối loạn lâm sàng, chúng được phân loại thành co giật nonepileptic sinh lý và tâm lý.

Co giật sinh lý thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có liên quan đến chứng đau nửa đầu mạn tính, cơn thiếu máu não thoáng qua, rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị, loạn nhịp tim, hạ đường huyết…

Co giật tâm lý (co giật nonepileptic) là khi cơ thể có những biểu hiện bất thường về hành vi, vận động, cảm giác tương tự như bệnh động kinh, mà không xuất phát từ sự phóng điện bất thường của vỏ não. Theo số liệu thống kê, có khoảng 5-10%  số bệnh nhân động kinh ngoại trú và 20-40% bệnh nhân động kinh nội trú có cơn co giật tâm lý, nguyên nhân do trầm cảm, rối loạn stress, sang chấn tâm lý…. Co giật tâm lý thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành, trong đó 75-85% bệnh nhân là phụ nữ.

Co giật tâm lý xảy khi khi chúng ta quá căng thẳng hoặc bị sang chấn tâm lý

Biểu hiện của co giật tâm lý như thế nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau, tuy nhiên có một số dấu hiệu để có thể nhận biết phân biệt như:

– Co giật kéo dài trên 2 phút, cơn co giật có tính chất tăng dần từ nhẹ đến nặng

– Với cơn co giật toàn thể: Mắt nhắm chặt trong suốt quá trình co giật, cắn vào đầu lưỡi hoặc bên trong miệng, đầu lắc liên tục sang hai bên. Mất kiểm soát về hành vi và nhận thức

– Với cơn vắng ý thức tạm thời, mắt nhìn vô hồn chăm chăm về phía trước và không nhận thức được điều gì đang xảy ra.

Trước khi bị co giật, người bệnh thường có các biểu hiện của sự căng thẳng, stress tâm lý kèm theo. Không chỉ giống nhau về triệu chứng, điện tâm đồ (EEG) giữa bệnh động kinh và co giật tâm lý cũng tương tự nhau, do đó, việc chẩn đoán chính xác bệnh gặp tương đối khó khăn.

Co giật tâm lý và tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm

Chẩn đoán sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị cơn co giật tâm lý. Tuy nhiên, thật không may rằng việc chẩn đoán chứng bệnh này thường không được kịp thời. Theo số liệu báo cáo, có khoảng 25% bệnh nhân được chẩn đoán trước đó là bệnh động kinh và không đáp ứng với thuốc điều trị; đồng thời trung bình phải mất 7,2 năm tính từ lần đầu tiên cơn co giật xuất hiện thì chứng co giật tâm lý mới được chẩn đoán chính xác. Chính sự chậm trễ này, nhiều bệnh nhân đã phải trải qua quãng thời gian đầy khó khăn bởi họ phải điều trị dài ngày với các thuốc kháng động kinh mà không hết bệnh, chưa kể đến những tác dụng phụ của thuốc và những can thiệp có hại khác như đặt nội khí quản trong cấp cứu khi cơn co giật diễn ra.

Chẩn đoán sớm cơn co giật tâm lý còn mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế. Một nghiên cứu chứng minh, khoảng 84% chi phí điều trị được giảm đi trong vòng 6 tháng sau khi cơn co giật tâm lý được chẩn đoán, trong đó  chi phí xét nghiệm chẩn đoán giảm 76%; chi phí thuốc điều trị giảm 69%, chi phí thăm bệnh nhân ngoại trú giảm 80% và chi phí cho việc cấp cứu giảm tới 97%.

Bên cạnh đó, co giật tâm lý còn gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Chất lượng sức khỏe của người co giật tâm lý còn thấp hơn cả những bệnh nhân bị động kinh, điều này có thể có liên quan đến sự hiện diện của bệnh tâm thần và những tác động bất lợi của thuốc chống động kinh. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm các cơn co giật tâm lý, ngưng thuốc chống động kinh đồng thời điều trị các bệnh tâm lý liên quan là “chìa khóa” then chốt cho những ai không may mắc chứng co giật này.

Điều trị co giật tâm lý theo từng nguyên nhân gây bệnh

Phần lớn các cơn co giật tâm lý xảy ra đều do hậu quả của một biến cố nặng nề nào đó trong cuộc sống.

Nguyên nhân

Mô tả bệnh

Gợi ý phương pháp điều trị

Stress, căng thẳng

Cơn co giật xảy ra sau căng thẳng kéo dài hoặc tình huống căng thẳng đột ngột khiến người bệnh không có khả năng đối phó

Điều trị bằng tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống, giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, lạc quan, để làm được điều này cần sự hỗ trợ từ người thân và gia đình

Trầm cảm, bất mãn

Một tác nhân gây stress cụ thể gây co giật tâm lý dẫn đến các cơn co giật giống động kinh vắng ý thức

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp hành vi; khuyến khích bệnh nhân thay đổi lối sống tích cực

Kỹ năng giao tiếp kém ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội

Thường được chẩn đoán là rối loạn nhân cách và thường có tiền sử lạm dụng, có thể xuất phát từ sự thiếu vắng tình cảm gia đình. Các cơn co giật diễn ra để giải quyết khủng hoảng hoặc che giấu cảm xúc

Tâm lý trị liệu chuyên sâu và thiết lập các mối quan hệ gia đình hỗ trợ điều trị cơn co giật tâm lý

Bệnh thần kinh

Hiếm khi co giật tâm lý là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán rối loạn tâm thần là rõ ràng

Điều trị rối loạn tâm thần tiềm ẩn

 

Rối loạn lo âu

Những ký ức, hồi tưởng gây nên các cơn co giật tâm lý, thường do tuổi thơ gặp vấn đề nào đó hoặc bị lạm dụng tình dục

Phương pháp điều trị dựa trên các chất ức chế tái hấp thư serotonin có chọn lọc

Áp lực

Các bệnh nhân có cơn co giật tâm lý vì những áp lực được gia tăng (sự chú ý, trách nhiệm)

Liệu pháp thay đổi hành vi

Co giật tâm lý hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài việc dùng thuốc, tâm lý trị liệu, việc giáo dục hành vi cho bệnh nhân cũng rất quan trọng, đôi khi nó còn là bước đầu tiên trước khi bắt đầu điều trị, do đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và bệnh viện sẽ giúp người bệnh mau chóng bình phục và sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Xem thêm: Top 4 nguyên nhân gây co giật thường gặp và cách phân loại cụ thể

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: http://www.aafp.org/

Viết bình luận

  1. Nguyễn Thị Duyên :

    Chào bác sỹ
    Em lên cơn có giật do căng thẳng ,stress (3 năm trước )
    ,cơn có giật xảy ra tầm 7ph.Sau lần đó ko xảy ra bất cứ cơn có giật nào nữa nhưng lại khiến cho em bị rung tay ,đi khám thì họ chẩn đoán bị tổn thương não .Liệu não bộ của e bị tổn thương có phải do cơn co giật đó ko ạ?Và bị tổn thương não như vậy có bị lan rộng ko ?Nếu chỉ bị rung tay mà ko đau đầu,nôn…..thì có phải phẫu thuật ko ạ?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Nguyễn Thị Duyên,
      Thực tế một số trường hợp co giật có thể để lại tổn thương ở não bộ và gây ra một số di chứng như rung giật, co cứng chân tay,…Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên đi khám tại bệnh viện để thực hiện thêm một số xét nghiệm như điện não đồ, chụp CT,… Việc phẫu thuật não cần được đánh giá kỹ lưỡng dựa trên mức độ tổn thương thực tế do đó bạn không nên quá lo lắng và chú ý giữ tinh thần thoải mái để tránh cơn co giật tái phát. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/co-giat-tam-ly-de-chan-doan-nham-thanh-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!

  2. Trần Khương Tử :

    Chào BS! Tôi bị bệnh cũng gần 10 năm , 1 tháng bị đông kinh 3,4 ah Tôi thật sự đau buồn vì cs tôi đã phải thay đổi toàn bộ, tôi là gv tự nhiên TpHCM nay phải nghỉ và về quê sinh sống, ko làm dc cv việc gì , làm việc thì tốt nhưng hay bị đau nên buộc phải ngừng cv, cs tôi phải gặp khó khăn, tôi điều trị bệnh bằng thuốc kháng động kinh nhiều loại bệnh chỉ giảm nhưng ko thể hết , tôi nhận định rằng là mình bị Co giật tâm Lý rất giống động Kinh, ko thể là Đk vì đã chụp AMr ko tìm thấy tổn thương gi mà chỉ tìm thấy vim xoang hàm, cs của tôi thật sự căng thẳng và áp lực nhiều, gd ko ai hiểu và thông cảm mình lại hay đọc sách chính vì tôi buồn về cs của mình nên tôi hay bị đau bênh động kinh, BS xin giúp đở cho tôi phương thức đề điều trị hiệu quả, tôi mà hết bệnh là sẻ giúp đở dc cho cho rất nhiều …. tôi xin chân thành cảm ơn BS , Trần Khương Tử, 1982, Tam quan , Hoài nhơn, Bình Đinh.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Khương Tử,
      Động kinh là căn bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài. Hiện nay cũng chưa có phương pháp nào có thể chắc chắn chữa khỏi bệnh động kinh, tuy nhiên nếu điều trị đúng hướng, người bệnh động kinh hoàn toàn có thể giảm bớt, cắt cơn co giật và có cuộc sống như những người bình thường khác. Do đó bạn không nên quá bi quan, chán nản. Khi thăm khám động kinh, dù không phát hiện thấy tổn thương trong não bộ nhưng nếu bạn có sóng động kinh bất thường khi tiến hành điện não đồ thì có thể kết luận bạn đã bị động kinh.
      Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để sớm đạt được mục tiêu điều trị trên, bạn nên tham khảo sử dụng kết hợp một số sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị động kinh như thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 4 gói chia làm 2 lần/ngày để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để cải thiện bệnh tốt hơn, thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/che-uong-va-sinh-hoat-voi-nguoi-benh-dong-kinh.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972.032.029 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Lan, :

    Con em 12 tuoi bị co giật mà ko sốt /( co giật 3 lần ) đi nhi đồng 2 đo khám thì bs bảo ko có sóng động kinh ! Rồi cho thuốc bổ về ! Cho e hỏi giờ con e nên đi khám bv nào để tìm ra nguyên nhân co giật ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan,
      Chúng tôi rất hiểu tâm trạng lo lắng của bạn lúc này. Biểu hiện co giật con bạn gặp phải là dấu hiệu điển hình của bệnh động kinh, tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như: hạ đường huyết, hạ canxi huyết, co giật tâm lý hay chỉ là rối loạn thần kinh tạm thời,… Thông thường khi mắc động kinh, đo điện não đồ sẽ thấy sóng bất thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn thưa thì có thể không có sóng. Do vậy, với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám lại tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/benh-vien-nao-chua-benh-dong-kinh-tot-nhat-o-3-mien-bac-trung-nam.html
      Trước và sau khi thăm khám, bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm những sản phẩm chứa An tức hương, Câu đằng vì những thảo dược này có tác dụng an thần, giảm các kích thích trong não bộ, giúp giảm tần suất, giãn thưa khoảng cách cơn, giảm thời gian diễn ra cơn và tăng cường hồi phục sức khỏe sau co giật do mọi nguyên nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết sau đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/vai-tro-an-tuc-huong-trong-dieu-tri-dong-kinh-tang-dong-giam-chu-y.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc con bạn và gia đình sức khỏe!

  4. Bảo Thy, :

    E bị co giật người cứng đơ mới đây do hay suy nghi tâm lý có chữa được K ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Bảo Thy,
      Co giật tâm lý và co giật động kinh là hai chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn, việc điều trị cũng khác nhau. Do vậy người bệnh cần thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Qua chia sẻ của bạn, có thể thấy bạn đang gặp phải chứng bệnh co giật tâm lý. Đối với căn bệnh này, nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay liệu pháp tâm lý vẫn là phác đồ chính trong điều trị căn bệnh này. Bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều về công việc, gia đình và nhất là những chuyện không vui đã xảy ra. Không nên thức khuya, làm việc quá căng thẳng đầu óc để tránh làm cơn co giật tái phát. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Thu cúc. :

    Cho mình hỏi 1 hộp mấy gói

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thu Cúc,
      Một hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta gồm 30 gói. Không biết bạn hoặc người thân đang gặp phải bệnh lý gì? Bạn có thể chia sẻ rõ hơn để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần chúng tôi tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được hỗ trợ.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

  6. Lan. :

    Con em 12 tuoi bị co giật mà ko sốt /( co giật 3 lần ) đi nhi đồng 2 đo khám thì bs bảo ko có sóng động kinh ! Rồi cho thuốc bổ về ! Cho e hỏi giờ con e nên đi khám bv nào để tìm ra nguyên nhân co giật ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Lan,
      Chúng tôi rất hiểu tâm trạng lo lắng của bạn lúc này. Biểu hiện co giật con bạn gặp phải là dấu hiệu điển hình của bệnh động kinh, tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như: hạ đường huyết, hạ canxi huyết, co giật tâm lý hay chỉ là rối loạn thần kinh tạm thời,… Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/cach-phan-biet-giua-co-giat-dong-kinh-voi-mot-so-nguyen-nhan-khac.html
      Thông thường khi mắc động kinh, đo điện não đồ sẽ thấy sóng bất thường, tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn thưa thì có thể không có sóng. Do vậy, với tình trạng hiện tại, bạn nên đi khám lại tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín dưới đây:
      Miền Bắc
      – Phòng khám GS Nguyễn Văn Chương – Nhà số 2, tổ 2, phố Giáp Nhất, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Việc Đức – Số 40 phố Tràng Thi, Hà Nội
      Miền Trung
      – Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng – Số 193, Nguyễn Lương Bằng, P. Hòa Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng.
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế – Số 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, TP.Huế, Thừa Thiên Huế
      Miền Nam
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Số 341, Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
      – Khoa thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy – Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, TP.HCM
      – Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh – 192 Hàm Tử, Phường.1, Quận 5, TP.HCM
      Trước và sau khi thăm khám, bạn nên tham khảo cho con sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta – sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứng co giật với liều 4 gói/ngày chia 2 lần. Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc con bạn và gia đình sức khỏe!