Bệnh tiết niệu

Bệnh viêm bàng quang và những thông tin có thể bạn chưa biết!

Ngày đăng: 3 Tháng Chín, 2020
Rate this post

Viêm bàng quang là bệnh không còn xa lạ, có thể gặp ở cả nam và nữ với các độ tuổi khác nhau. Đây là “thủ phạm” gây nên chứng tiểu buốt, tiểu rắt vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân gây viêm là do đâu? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết này.

Bệnh viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là do đâu?

Viêm bàng quang còn gọi là nhiễm khuẩn bàng quang, là dạng bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến xảy ra khi bàng quang bị sưng, đỏ, đau kèm theo nhiều khó chịu. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp viêm bàng quang là do nhiễm vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này khi xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo, bàng quang sẽ gây nhiễm trùng ở nhiều vị trí. Có một số trường hợp viêm bàng quang là do nhiễm nấm, virus,…

Mặc dù với tình trạng viêm bàng quang kẽ rất khó để xác định chính xác nguyên nhân nhưng hiện nay có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang bao gồm:

– Ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc tây: thuốc điều trị ung thư bàng quang, ung thư vùng chậu,…

– Kích ứng từ các hóa chất như dung dịch vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, chất diệt tinh trùng,…

– Chấn thương sau phẫu thuật đường tiểu, đặt ống thông tiểu, nội soi bàng quang,…

– Bệnh sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) gây tắc nghẽn đường tiểu khiến nước tiểu ứ đọng quá nhiều trong bàng quang

– Bệnh lý ở bàng quang như hội chứng bàng quang tăng hoạt, ung thư bàng quang,…

– Ảnh hưởng từ các bệnh suy giảm miễn dịch như bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh lupus ban đỏ,…

– Sinh hoạt tình dục không an toàn, lạm dụng các biện pháp tránh thai

Dấu hiệu đặc trưng trong bệnh viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang cũng có đặc điểm giống với các bệnh viêm đường tiết niệu khác, bao gồm:

– Đau tức hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, xương chậu

– Tiểu buốt, tiểu nóng rát mỗi lần đi tiểu, cảm giác như có kim châm khiến người bệnh sợ đi tiểu

– Tiểu rắt, mót tiểu khẩn cấp: đi tiểu liên tục, lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ són được vài giọt

– Nước tiểu có màu sắc bất thường (màu vàng đậm, nâu hoặc hồng nhạt do xuất hiện máu)

– Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe giảm sút

– Sốt, ớn lạnh, buồn nôn có thể kèm theo nôn mửa

Trẻ nhỏ (thường dưới 5 tuổi) khi bị viêm bàng quang thường có biểu hiện quấy khóc nhiều, chán ăn, thường sờ tay vào bộ phận sinh dục khi đi tiểu vì đau buốt.

 

Viêm bàng quang gây tiểu buốt, tiểu rắt dai dẳng

Làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh viêm bàng quang?

Tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới cũng có thể gặp trong một số bệnh lý tiết niệu, do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm bàng quang, bác sĩ thường chỉ định thêm các xét nghiệm bao gồm:

– Xét nghiệm nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu

– Nội soi bàng quang

– Xét nghiệm máu

– Siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính

Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Khi điều trị đúng cách, bệnh viêm bàng quang sẽ không gây nguy hại. Tuy nhiên, nếu không chữa dứt điểm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ tiềm ẩn những biến chứng xấu đến sức khỏe, bao gồm:

– Rối loạn chức năng bàng quang: vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc bàng quang, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ bàng quang và rối loạn hoạt động bài tiết nước tiểu, nghiêm trọng là tình trạng tiểu són không kiểm soát

– Viêm ngược dòng lên thận: vi khuẩn di chuyển từ bàng quang lên đến thận làm hủy hoại tế bào thận gây viêm bể thận, đài thận lâu dần dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận (suy thận cấp hoặc mạn tính)

– Nhiễm khuẩn huyết: viêm bàng quang nghiêm trọng hoặc viêm ngược dòng lên thận là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tuần hoàn chung, dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn huyết

– Suy giảm sinh lý: viêm bàng quang thường kéo theo nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và hoạt động sinh lý gây giảm ham muốn tình dục

Viêm bàng quang có thể dẫn tới biến chứng viêm ngược dòng lên thận

Nếu bạn hay người thân đang bị làm phiền bởi chứng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm bàng quang và mong muốn tìm kiếm một giải pháp trị viêm an toàn, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm bàng quang

Chữa viêm bàng quang để đạt hiệu quả, tránh tái phát cần căn cứ vào căn nguyên, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:

Chữa viêm bàng quang do nhiễm khuẩn

Thuốc kháng sinh thường là liệu pháp điều trị đầu tay đối với bệnh viêm bàng quang do vi khuẩn. Căn cứ vào mức độ bệnh và chủng vi khuẩn gây viêm, loại thuốc kháng sinh và thời gian điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau. Với những nhiễm trùng đơn giản, thời gian dùng thuốc tối thiểu từ 5 – 7 ngày và bắt đầu với những kháng sinh liều thấp.

Trong trường hợp viêm bàng quang tái đi tái lại nhiều lần, cần duy trì dùng kháng sinh liên tục trong vài tháng. Đặc biệt, nếu có tiền sử viêm bàng quang tái phát liên quan đến hoạt động tình dục, người bệnh nên dùng thêm một liều kháng sinh ngay sau khi giao hợp. Trong trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng sinh đường uống thì cần nhập viện để điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm/truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, một số nhóm thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề, thuốc chống nấm, thuốc kháng virus,… được kết hợp dùng nếu nguyên nhân chính là do nhiễm nấm, nhiễm virus,…

Chữa viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang không có nguyên nhân rõ ràng nên mục tiêu chính trong điều trị là làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, bao gồm:

– Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt cơ bàng quang

– Sử dụng những kích thích từ các xung điện nhẹ để giảm triệu chứng đau bàng quang

– Tránh sử dụng các hóa chất gây kích ứng âm đạo – bàng quang

– Bỏ thuốc lá và tránh các tác nhân gây kích ứng bàng quang như rượu, bia, cà phê, trà đặc,…

Chữa viêm bàng quang bằng thảo dược tự nhiên

Mặc dù triệu chứng viêm bàng quang thường được cải thiện nhanh chóng sau một thời gian dùng thuốc tây, tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát với xu hướng nặng hơn. Chính vì vậy, giải pháp tối ưu và an toàn nhất hiện nay chính là kết hợp dùng những thảo dược tự nhiên có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn để duy trì tác dụng bền vững.

Từ lâu trong y học cổ truyền, bộ đôi thảo dược Hoàng bá, Bán biên liên đã được dùng phổ biến khi điều trị các bệnh lý viêm tiết niệu, phù thũng. Và theo nghiên cứu hiện đại tại Viện dược phẩm Monash- Australia và Đại học Quốc gia Cheng Kung – Đài Loan cho thấy, Hoàng bá chứa hai hoạt chất là Berberin và Palmatin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tiết niệu rất công hiệu không thua kém nhiều so với các hoạt chất tây y. Còn Bán biên liên chứa thành phần lobelanidine và lobeline ngoài khả năng lợi tiểu giúp rửa trôi vi khuẩn còn giúp chống nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục khi nghiên cứu tại Trường Y học cổ truyền Trung Quốc.

Những lợi ích tuyệt vời này của Hoàng bá và Bán biên liên đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị viêm tiết niệu, viêm bàng quang, đặc biệt là sản phẩm viên uống Stonebye khi có sự kết hợp của một số thảo dược có tác dụng lợi niệu, tiêu phù thũng và chống oxy hóa như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô,…

Hoàng bá, Bán biên liên – Vị thuốc quý chữa viêm tiết niệu, bàng quang

Liệu pháp tự nhiên giúp giảm viêm bàng quang, ngăn tái phát

Bệnh viêm bàng quang hay viêm đường tiết niệu nói chung cần kết hợp điều trị dứt điểm và duy trì một lối sống khoa học theo những hướng dẫn:

– Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, ngồi thiền, yoga,…

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Hạn chế các thực phẩm, gia vị cay nóng như gừng, tiêu, tỏi, ớt,…

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi giao hợp

– Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, cẩn trọng khi dùng hóa chất diệt tinh trùng hoặc màng tránh thai

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như bưởi, quýt, kiwi,…

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày

Bệnh viêm bàng quang dù là cấp tính hay mạn tính khi điều trị đúng phương pháp và chủ động phòng ngừa ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ không đáng lo ngại. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn và người thân sẽ trang bị những kiến thức bổ ích để không bị làm phiền bởi chứng bệnh này.

Xem thêm:

Chữa viêm đường tiết niệu nên dùng kháng sinh tây y hay kháng sinh tự nhiên?

Viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì để sớm giảm viêm?

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306va

https://www.nhs.uk/conditions/cystitis/avdss

https://www.medicalnewstoday.com/articles/152997v 

Viết bình luận