Bệnh mạch vành

Bệnh tim mạch – Bạn đã hiểu được bao nhiêu và phòng tránh thế nào?

Ngày đăng: 18 Tháng Hai, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 người tử vong do một nguyên nhân bất kỳ thì có 1 người tử vong vì bệnh tim mạch. Đây là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi từ sơ sinh cho đến người già. Đã đến lúc bạn cần hiểu rõ về bệnh và chủ động phòng ngừa sớm để bảo vệ sức khỏe trái tim cho mình và người thân.

Bệnh tim mạch là gì?  

Tất cả những bệnh lý liên quan trực tiếp đến tim và hệ thống mạch máu trong cơ thể đều được gọi với tên chung là bệnh tim mạch. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những đặc điểm khác nhau nên để thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu bệnh học và điều trị, bệnh tim mạch được phân thành nhiều dạng sau:

– Tăng huyết áp: Được chẩn đoán khi áp lực của dòng máu lên thành mạch vượt ngưỡng 140/90 mmHg. Đây là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất.

– Bệnh mạch vành: còn được gọi bằng nhiều tên khác như thiếu máu cơ tim, suy vành, thiểu năng mạch vành… chỉ tình trạng lưu lượng máu đến nuôi tim bị suy giảm do co thắt mạch vành hoặc sự xuất hiện của mảng xơ vữa bên trong lòng mạch.

– Bệnh van tim: Có 3 dạng chính là hở van tim, hẹp van tim và sa van tim. Bệnh có thể xảy ra ở 4 hệ thống van trong tim là van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi (riêng sa van chỉ xảy ra với van 2 lá).

– Bệnh tim bẩm sinh: do dị tật tim xuất hiện từ thời kỳ bào thai như thông liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot…

– Phình tách động mạch chủ: có thể gặp ở động mạch chủ bụng hoặc động mạch chủ ngực, do xơ vữa động mạch kết hợp với tăng huyết áp tạo ra sự bóc tách giữa các lớp cấu trúc nên thành mạch máu.

– Viêm cơ tim: do sự tấn công của vi rút, vi khuẩn, hóa chất hoặc bệnh cường giáp.

– Bệnh động mạch ngoại biên: do viêm động mạch hoặc xơ vữa động mạch làm tắc hẹp mạch máu vừa và nhỏ ở các chi.

– Rối loạn nhịp tim: Rối loạn dẫn truyền điện trong tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc đập hỗn loạn.

Bệnh tim mạch có rất nhiều dạng khác nhau

Triệu chứng của bệnh tim mạch

Nếu thấy cơ thể có 1 hay nhiều những dấu hiệu tim mạch sau, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt:

– Đau ngực: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, nhói như kim châm hoặc đau tức ở lồng ngực. Vị trí đau có thể khu trú tại vùng ngực trái hoặc lan tỏa lên cổ, vai, hàm, cánh tay trái (cơn đau thắt ngực trong bệnh mạch vành).

– Khó thở: thường xuất hiện khi nằm hoặc làm việc nặng. Trường hợp bệnh nặng, cơn khó thở có thể xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

– Mệt mỏi: Do lưu lượng máu mà tim bơm đến não bộ và cơ bắp bị suy giảm.

– Dấu hiệu giữ nước: Do khả năng tuần hoàn suy giảm, máu bị ứ đọng tại mô và các cơ quan có thể gây tăng cân nhanh bất thường, tiểu đêm nhiều lần, phù chân, bụng…

– Trống ngực, hụt hẫng trong lồng ngực: do tim đập quá nhanh hoặc bỏ nhịp.

– Ho: Triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp nên người bệnh dễ bỏ qua.

Ai là người có nguy cơ dễ mắc bệnh tim mạch?

Nếu một hoặc nhiều yếu tố sau, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn sẽ càng tăng cao:

– Tuổi cao: gây lão hóa, xơ cứng van tim, cơ tim và các mạch máu.

– Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tim sớm (nam giới trên 55 tuổi và nữ giới trên 65 tuổi).

– Lối sống thiếu khoa học: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích; ăn nhiều muối, đường và chất béo có hại cho tim.

– Mắc bệnh mạn tính: mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh thận, rối loạn hormon…

– Giới tính: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nam giới cao hơn phụ nữ, nhưng khi bước vào tuổi trung niên thì tỷ lệ ở cả 2 giới lại tương đương nhau.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tim mạch chính xác?

Để chẩn đoán bệnh tim mạch được chính xác, bạn sẽ phải thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:

– Điện tâm đồ: giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim.

– Siêu âm tim: để kiểm tra cấu trúc và hoạt động của tim.

– Chụp cắt lớp vi tính: nhằm xác định bất thường trong cấu trúc của tim thông qua ảnh chụp cắt lớp.

– Chụp cộng hưởng từ: cho hình ảnh bên trong tim rõ nét và rõ ràng hơn so với chụp X – quang.

– Chụp động mạch vành: kiểm tra vị trí và mức độ tắc hẹp mạch vành.

Bệnh tim mạch có thực sự nguy hiểm?

Nhắc đến bệnh tim ắt hẳn ai trong số chúng ta cũng đều e sợ bởi tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp của bệnh. Nếu không được chăm sóc tốt, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tim đột ngột… có thể tước đi sinh mạng trong tức khắc. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì chỉ cần được chăm sóc và điều trị đúng cách, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được những biến chứng này.

Nhồi máu cơ tim – một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc là chỉ định đầu tiên đối với người bệnh tim mạch để giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể quản lý được như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường… Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc hạ áp, thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc trị rối loạn nhịp tim, thuốc hạ mỡ máu…

Để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ phải tăng liều thuốc tây, bạn nên sử dụng kết hợp thuốc cùng những sản phẩm đông y để hỗ trợ, đặc biệt là sản phẩm chứa thành phần thảo dược giúp giãn mạch, hạ áp và chống đông máu tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá… Hiện nay, đó cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyến cáo áp dụng thường xuyên.

Phẫu thuật

Với mỗi bệnh tim mạch, bác sỹ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật khác nhau để sửa chữa những tổn thương tim và cải thiện chức năng tim trong trường hợp sử dụng thuốc không còn hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là:

– Bệnh mạch vành: nong mạch, đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành.

– Bệnh van tim: sửa van, nong van hoặc thay van tim trong trường hợp van bị tổn thương nghiêm trọng.

– Suy tim: thay tim nhân tạo hoặc tim từ người hiến tặng.

– Rối loạn nhịp tim: phẫu thuật đặt máy tạo nhịp, máy khử rung tim.

Duy trì lối sống khoa học

Bệnh tim có thể được điều trị tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống và sinh hoạt của bạn. Do đó, chuyên gia Tim mạch khuyên bạn nên:

– Ngưng sử dụng thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích và hạn chế uống nhiều bia rượu.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc khi thấy bệnh tim có dấu hiệu biến chuyển nặng.

– Ăn uống khoa học: Giảm bớt lượng muối, đường thêm vào đồ ăn; hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật.

– Tăng cường vận động: Các bài tập thích hợp cho người mới bắt đầu luyện tập là đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền, thể dục nhịp điệu… Bạn có thể lựa chọn bộ môn thể thao theo sở thích để duy trì luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Quản lý căng thẳng, stress: Tập thiền, nghe nhạc, xem phim hài, tham gia các câu lạc bộ… là những cách đơn giản giúp bạn giải tỏa stress để giảm bớt gánh nặng cho tim mạch.

Mỗi năm trên thế giới có tới 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, vì vậy bạn không thể chủ quan và cần chủ động phòng ngừa mọi bệnh lý tim mạch ngay từ hôm nay.

Ds. Mạnh Hùng

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/237191.php

 

Viết bình luận