Bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở người lớn: Chủ quan có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Ngày đăng: 4 Tháng Bảy, 2018
5/5 - (3 bình chọn)

Bệnh động kinh là rối loạn trong não bộ gây lặp đi lặp lại tình trạng co giật và/hoặc mất ý thức. Khoảng 3 triệu người trưởng thành ở độ tuổi từ 18 trở lên bị động kinh. Gần 1 triệu người lớn tuổi từ 55 tuổi trở lên. Con số này thực sự trở thành thách thức của Việt Nam khi bệnh động kinh ở người lớn sẽ ngày càng phổ biến cùng với tốc độ già hóa dân số.

Triệu chứng bệnh động kinh ở người lớn

Bệnh động kinh ở người lớn có rất nhiều dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào thể loại bệnh mà bạn mắc phải, gồm có:

– Co giật toàn thân: Một người đang bình thường đột nhiên té xuống đất, co giật không ngừng và không biết gì về những thứ đang xảy ra xung quanh họ.

– Mất ý thức: Loại động kinh này phổ biến hơn. Đặc trưng là người bệnh nhìn chằm chăm vào không gian, đi vòng vòng, tạo ra những chuyển động bất thường hoặc không trả lời các câu hỏi; khi đang nói chuyện đột nhiên im lặng. Những dấu hiệu này xảy ra nhiều lần, giống nhau giữa các lần.

– Co giật một phần cơ thể: Cơn co giật này do một não bộ chỉ bị tổn thương một phần, rất dễ nhầm lẫn với chứng run tay chân trong bệnh Parkinson.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở người lớn

Có 50% nguyên nhân dẫn tới tình trạng động kinh ở người lớn như:

– Là tiếp diễn của bệnh động kinh từ khi còn nhỏ.

– Trong quá khứ từng có tiền sử sốt cao co giật.

– Chấn thương đầu.

– Nghiện rượu và lạm dụng các chất kích thích.

– U não.

– Rối loạn thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

– Đột quỵ.

– Cơn sốc tâm lý, tình cảm.

– Bệnh nhiễm trùng.

50% còn lại có khởi phát cơn động kinh nhưng không tìm được nguyên nhân chính xác.

Bệnh động kinh ở người lớn có thể là di chứng của sốt cao co giật từ nhỏ

Để được hỗ trợ tư vấn về bệnh cùng những giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh động kinh hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ tới số 0972.032.029, các chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời trực tiếp giúp bạn!

Những khó khăn khi người lớn sống chung với bệnh động kinh

Nếu động kinh xảy ra ở người lớn, nhất là người cao tuổi có thể gặp nhiều khó khăn để kiểm soát cơn. Vì có tới 80% người 65 tuổi trở lên bị động kinh mắc kèm cùng với bệnh lý mạn tính nào đó. Điều này đặt ra bài toán phải kết hợp thuốc sao cho giảm thiểu tương tác xuống thấp nhất. Nhiều loại thuốc chống động kinh cũng có tác dụng phụ như loãng xương, chóng mặt, làm cho người bệnh dễ té ngã và bị thương.

Bệnh động kinh ở người lớn cũng gây khó khăn cho cuộc sống hằng ngày của họ. Bởi vì ngoài sinh hoạt cá nhân, họ phải lao động kiếm sống. Động kinh có thể hạn chế khả năng lái xe của người bệnh hoặc gặp rủi ro nhiều hơn khi phải sống một mình, nhất là người lớn tuổi.

Chẩn đoán bệnh động kinh ở người lớn

Tùy thuộc vào lịch sử cơn động kinh, tuổi tác và tình trạng cá nhân mà bác sĩ có thể chỉ định làm một hoặc nhiều xét nghiệm, bao gồm:

– Xét nghiệm máu: Để kiểm tra lượng đường trong máu, nồng độ chất điện giải.

– Chọc dò cột sống thắt lưng: NHằm xác định xem bạn có dấu hiệu nhiễm trùng không. Xét nghiệm này thường được thực hiện trong phòng cấp cứu, khi bệnh nhân không có dấu hiệu hồi phục sau cơn hoặc có sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng khác.

– Điện não đồ: Thực hiện để kiểm tra xem não bộ có sóng khác thường nào không. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp để kich hoạt cơn xảy ra như đèn nhấp nháy hoặc yêu cầu bạn thở nhanh.

– MRI hoặc CT não để xác định khối u, dấu hiệu của cơn đột quỵ hoặc cấu trúc não bộ. Đa phần chỉ định cho người bình thường bị động kinh.

Điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Hướng điều trị cho bệnh động kinh ở người lớn tùy thuộc vào thể loại bệnh bạn mắc phải là gì, có bệnh lý mắc kèm nào không. Chẳng hạn như động kinh do nhiễm trùng cần phải điều trị nhiễm trùng song song với chữa động kinh. Bệnh do vấn đề tâm lý cần sớm khắc phục các yếu tố này.

Tuy nhiên, dù vì nguyên nhân gì thì sử dụng thuốc hống động kinh là điều bắt buộc, giúp làm giảm số lượng và/hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn. Có rất nhiều dòng thuốc khác nhau, việc dùng loại nào và liều lượng bao nhiêu cần căn cứ vào tình trạng bệnh, bệnh lý căn nguyên, việc phối hợp với các thuốc khác…

Hơn thế nữa, bạn nên xác định tâm lý có thể phải đổi thuốc nhiều lần, vì chỉ có 50% người lớn bị động kinh phù hợp với thuốc kê đơn từ đầu, nửa còn lại phải thử nhiều loại trước khi tìm ra loại tốt nhất. Thuốc chống động kinh cũng tiềm tàng nhiều tác dụng phụ đáng lưu ý như tăng nguy cơ tự sát, phát ban da, mệt mỏi, loãng xương…

Xem thêm: Thuốc chống động kinh và 8 nguyên tắc vàng khi sử dụng

Một số thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ loãng xương

Để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế việc phối hợp thuốc và ngăn ngừa bớt tác dụng phụ đối với người dùng, các chuyên gia thần kinh khuyên nên kết hợp với một sản phẩm thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị tối ưu. Các loại thảo dược được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có hiệu quả cao trong việc giảm sự kích thích quá mức trong não bộ người bệnh động kinh, hỗ trợ não bộ khôi phục lại hoạt động bình thường phải kể đến An tức hương và Câu đằng. Tại Việt Nam cũng có những dòng sản phẩm chứa đựng tinh chất hai thảo dược này, tiện dụng và được nghiên cứu hàm lượng cho phù hợp với cơ địa đa số người Việt Nam. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm.

Xem thêm: Sản phẩm thảo dược chứa Câu đằng và An tức hương trong hỗ trợ trị động kinh

Chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh ở người lớn. Nhưng nếu tích cực dùng thuốc chống động kinh kết hợp cùng với sản phẩm thảo dược, du trì lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể sống hòa bình với bệnh.

Ds. Cao Ngọc Hải

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.uptodate.com/contents/seizures-in-adults-beyond-the-basics

https://www.cdc.gov/features/epilepsy-older-adults/index.html

Viết bình luận