Mồ hôi nhiều

Bạn đã biết cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả?

Ngày đăng: 1 Tháng Sáu, 2017
4.4/5 - (7 bình chọn)

Mồ hôi tay chân là “thủ phạm” khiến không ít người rơi vào trạng thái xấu hổ, mất tự tin. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này? Hãy tìm hiểu những cách trị mồ hôi tay chân đơn giản và hiệu quả nhất trong bài viết sau.

4 cách điều trị mồ hôi tay chân hiệu quả

Sử dụng nhôm clorua – chất chống mồ hôi mạnh

Sử dụng chất chống mồ hôi bôi xoa – cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả nhất

Sử dụng chất chống mồ hôi bôi xoa – cách trị mồ hôi tay chân hiệu quả nhất

Các sản phẩm chống mồ hôi bôi xoa ngoài da chứa nhôm clorua có thể là giải pháp mang lại hiệu quả cho bạn. Nhôm clorua là chất chống mồ hôi mạnh giúp bít kín lỗ chân lông từ đó ngăn chặn mồ hôi tay chân tiết ra hiệu quả. Một số lưu ý khi sử dụng chất chống mồ hôi này bạn nên nhớ:

– Làm sạch và lau khô da trước khi sử dụng vì chất chống mồ hôi có khả năng gây dị ứng trên da ẩm ướt

– Tốt nhất nên sử dụng vào ban đêm khi các tuyến mồ hôi ít hoạt động

– Rửa sạch ngay khi thức dậy

– Không sử dụng dao cạo ở vùng bôi chất chống mồ hôi trước và sau 24 giờ

– Sử dụng thường xuyên từ 24 – 48 giờ cho đến khi tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân được cải thiện. Sau đó áp dụng mỗi 1-3 lần/tuần tùy theo đáp ứng

Lưu ý: Chất chống mồ hôi chứa nhôm clorua thường gây viêm hoặc kích ứng da. Để giảm bớt tác dụng phụ, bạn có thể giảm liều lượng sử dụng hoặc kết hợp cùng các loại kem dưỡng ẩm, kem chứa hydrocortisone 1% giúp giảm viêm ở các khu vực bị ảnh hưởng 2 lần mỗi ngày trong vòng tối đa 14 ngày.

Cách trị mồ hôi tay chân với liệu pháp ion

Phương pháp này sử dụng dòng điện 1 chiều có cường độ thấp để hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Trong một số trường hợp, biện pháp này cũng có thể áp dụng với tình trạng ra mồ hôi nhiều vùng nách. Để tiến hành, bàn tay bàn chân của chúng ta được ngâm trong một chậu nước có dòng điện với cường độ thấp chạy qua. Biện pháp điều trị này không nguy hiểm nhưng có thể gây ra khó chịu ở vùng da tiết mồ hôi như cảm giác bị kim châm.

Để đạt được hiệu quả, bạn cần điều trị 3- 4 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 40 phút. Hầu hết, sự cải thiện sẽ đến sau khoảng 6 – 10 buổi, sau đó bạn cần thực hiện 1- 4 lần/tuần để duy trì kết quả. Nếu không đạt hiệu quả, một loại thuốc như glycopyrronium bromide có thể được thêm vào để làm tăng tác dụng. Tuy nhiên, không phải trường hợp ra nhiều mồ hôi tay chân nào cũng đạt hiệu quả với liệu pháp này.

Việc áp dụng liệu pháp ion ở bệnh viện có thể gây tốn kém về mặt thời gian. Vì vậy nếu thấy biện pháp này có hiệu quả, bạn có thể xem xét mua thiết bị để sử dụng tại nhà.

Lưu ý: Không nên sử dụng biện pháp này nếu bạn đang mang thai hoặc đang có thiết bị kim loại trong cơ thể, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim hay các nẹp kim loại trong điều trị gãy xương…

Cách trị mồ hôi tay chân với liệu pháp ion

Cách trị mồ hôi tay chân với liệu pháp ion

Tiêm Botox – cách trị mồ hôi tay chân bằng độc tố botulinum

Bác sỹ sẽ sử dụng nhiều mũi tiêm nhỏ để đưa độc tố botulinum vào vùng da tay hoặc chân. Độc tố botulinum làm các dây thần kinh điều khiển hoạt động tuyến mồ hôi ngừng hoạt động.

Nhược điểm của tiêm Botox là các tác dụng giảm dần từ 4 – 12 tháng do vậy cần thực hiện nhiều lần cho đến khi mồ hôi tiết giảm.

Lưu ý: Một số người gặp phải triệu chứng giống như bị bệnh cúm hoặc đau ở vùng tiêm một vài ngày sau điều trị. Mặc dù hiếm gặp nhưng các phản ứng dị ứng nặng cũng có thể xảy ra. Vấn đề chi phí cũng cần được cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm

Khi các biện pháp trên không mang lại sự hài lòng cho người bệnh, phẫu thuật có thể là cách trị mồ hôi tay cuối cùng được lựa chọn để “giải quyết” vấn đề này. Các dây thần kinh chạy dọc sống lưng có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi tay. Việc cắt bỏ các dây thần kinh này có thể làm giảm mồ hôi tay hiệu quả.  

Lưu ý: Mặc dù có thể giúp cho lòng bàn tay trở nên khô ráo, nhưng người bệnh có thể gặp phải biến chứng tăng tiết mồ hôi bù trừ, cụ thể là mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn ở các bộ phận khác trên cơ thể (như ở chân, bẹn) và còn tồi tệ hơn so với mồ hôi vùng tay trước khi cắt.

Trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật bạn cần trao đổi với bác sỹ để đánh giá lợi ích và rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, nguy cơ với thuốc gây mê hay nhiễm trùng vết thương, tổn thương các cấu trúc khác gần đó…

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm không được áp dụng để điều trị mồ hôi chân, bởi nó có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt tình dục sau này.

“Mách nhỏ” bạn cách trị mồ hôi tay chân với những mẹo nhỏ

Nếu ra mồ hôi tay chân ở bạn không quá nhiều, một số “mẹo” nhỏ sau có thể giúp bạn sống chung với chúng:

– Hạn chế thực phẩm cay nóng hay làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao

– Uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

– Ngâm chân tay với nước hãm chè xanh hoặc lá lốt.

– Thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày

– Tránh mang giày thể thao hoặc giày da vì sẽ khiến mồ hôi chân tiết ra nhiều hơn

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giúp điều trị mồ hôi nhiều có chứa các thảo dược như Thiên môn đông, Sơn thù du… giúp săn se bề mặt da, làm mát cơ thể và ổn định hoạt động của hệ thống thần kinh bài tiết mồ hôi tay chân để kiểm soát tốt hơn chứng bệnh này.

Ds Hương Phạm

Nguồn: http://patient.info/health/excessive-sweating-hyperhidrosis

Viết bình luận