Bệnh động kinh

11 dấu hiệu “tiềm ẩn” giúp phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ!

Ngày đăng: 30 Tháng Mười, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đến 60% trường hợp là ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý mạn tính, khó chữa nhưng nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, trẻ hoàn toàn có cơ hội để kiểm soát tốt cơn và có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ, bởi vậy một số dấu hiệu dưới đây chính là gợi ý hữu ích dành cho cha mẹ.

Tại sao phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ rất quan trọng?

Không giống như người lớn, động kinh ở trẻ rất khó chẩn đoán và nếu không sớm điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và tương lai của trẻ, chẳng hạn như:

Tai nạn, chấn thương

Cơn co giật, động kinh xảy ra bất ngờ, nhất là trong các tình huống nguy hiểm như trẻ đang bơi, trèo cao, đạp xe,… có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Nhẹ thì gẫy tay, chân,… nặng có thể tổn thương đầu hoặc thậm chí là tử vong.

Giảm chất lượng học tập

Nhiều trẻ động kinh gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ hoặc khả năng tư duy, giao tiếp kém gây ảnh hưởng nhiều tới việc học tập và kết giao bạn bè. Trẻ thường khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa và dễ bị bắt nạt, xa lánh.

Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ

Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng

Cơn co giật, động kinh tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin. Đặc biệt, nếu đó là động kinh thùy thái dương, trẻ sẽ khó ghi nhớ từ ngữ và dễ quên những sự việc, sự vật đã nhìn thấy hoặc mới xảy ra.

Rối loạn cảm xúc, hành vi

Những mặc cảm, tự ti về bệnh tật có thể khiến trẻ sống thu mình, khép kín, ít giao tiếp với mọi người. Lâu dần trở nên cục cằn, nóng tính, dễ cáu gắt vô cớ và có thể thực hiện những hành vi phá hoại.

Co giật, động kinh có thể ảnh hưởng nghiên trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ. Do vậy, nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nghi ngờ nào, hãy sớm đưa con đi khám và liên hệ ngay với chúng tôi qua số 024.3775.90510972.032.029 để được tư vấn cách chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cha mẹ cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết động kinh ở nhiều trẻ thường không rõ ràng, do vậy cha mẹ cần quan sát tỉ mỉ từng hành vi, biểu hiện của trẻ và lưu ý 11 triệu chứng dưới đây:

– Nhìn chằm chằm, vô hồn vào khoảng không trong vài giây hoặc vài phút.

– Nói những câu từ vô nghĩa, ngắn ngủi trong khi ngủ mơ.

– Đột nhiên ngã, ngất không rõ lý do.

– Buồn ngủ bất thường và cảm thấy khó chịu khi thức dậy.

– Lặp đi lặp lại hành động gật đầu, nháy mắt, chép miệng liên tục.

– Hay phàn nàn về những thứ nhìn thấy, nghe, nếm hoặc ngửi thấy những thứ không có thật tại thời điểm đó.

– Cười quá nhiều trong ngày, gần như liên tục.

– Các cụm động tác nắm lấy bằng cả hai tay ở trẻ sơ sinh khi đang nằm ngửa.

– Đau bụng đột ngột, sau đó là biểu hiện lú lẫn, mất ý thức, buồn ngủ.

– Rối loạn cảm xúc, có những thời điểm sợ hãi, tức giận hoặc lo lắng quá mức không rõ nguyên nhân.

– Không thể nói chuyện, không phản ứng với giao tiếp bình thường trong thời gian ngắn.

Mặc dù, khi có những biểu hiện này, không có nghĩa trẻ chắc chắn mắc bệnh động kinh. Tuy nhiên, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Nếu trẻ có những biểu hiện nghi ngờ động kinh, cần sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác

Xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

Để chẩn đoán chính xác động kinh ở trẻ, các bác sĩ không chỉ dựa trên những biểu hiện trẻ gặp phải mà còn đánh giá trên tiền sử bệnh và thực hiện một số xét nghiệm, cụ thể như sau:

– Tiền sử bệnh: Hỏi kỹ về những điểm bất thường trong quá trình thai nghén, sinh đẻ, chẳng hạn như trẻ có bị sinh non hoặc thiếu cân không? Gia đình có ai mắc bệnh động kinh hoặc trẻ có từng bị sốt cao co giật, chấn thương đầu nghiêm trọng không?

– Khám sức khỏe tổng quát: Nhằm đánh giá chức năng tim, thần kinh, tâm thần của trẻ.

– Xét nghiệm máu: Loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây co giật như hạ canxi, tụt đường huyết, rối loạn điện giải…

– Điện não đồ: Đây là xét nghiệm quan trọng và gần như bắt buộc để chẩn đoán co giật, động kinh. Nếu kết quả cho thấy hình ảnh sóng bất thường có thể khẳng định chính xác bệnh.

– Chụp cắt lớp vi tính: Để xác định nguyên nhân gây động kinh có phải do thương tổn não bộ, khối u hay dị dạng mạch máu hay không?

Điều trị bệnh động kinh ở trẻ sao cho hiệu quả?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh ở trẻ như chế độ ăn ketogenic, phẫu thuật, kích thích não sâu,… nhưng thuốc chống động kinh vẫn là lựa chọn ưu tiên. Tùy từng độ tuổi và dạng bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn tốt nhất. Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng, bỏ thuốc, nhất là giai đoạn mới bắt đầu sử dụng.

Nhìn chung, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khoảng 70% trẻ có thể kiểm soát cơn và cắt được cơn trong tương lai. Tuy nhiên, mọi loại thuốc tây đều là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: rối loạn tiêu hóa, dị ứng, nổi mề đay, rối loạn cảm xúc, giảm trí nhớ,…

Thuốc tây là giải pháp bắt buộc trong điều trị động kinh ở trẻ

Hướng tới những giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị co giật, động kinh ở trẻ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện một hoạt chất sinh học có tên là Rhynchophyline chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động dẫn truyền, giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật, động kinh hiệu quả. Không chỉ vậy, thảo dược này còn được kết hợp cùng một số hoạt chất khác như Taurine, Magie, GABA,… giúp bổ não, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn. Cha mẹ có thể tham khảo lựa chọn những sản phẩm thảo dược này kết hợp cùng thuốc tây để giúp con kiểm soát bệnh tốt nhất.

Xem thêm: Giải pháp từ thảo dược Câu đằng giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Càng sớm phát hiện và áp dụng đúng phương pháp điều trị, trẻ càng có cơ hội cao để cắt được cơn co giật, động kinh. Do đó, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ từng biểu hiện của trẻ và sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.health24.com/Medical/Epilepsy/Childhood-and-epilepsy/Recognising-the-hidden-signs-of-epilepsy-20120721

https://www.fedhealth.co.za/healthy-living-tips/the-hidden-signs-of-epilepsy/

Viết bình luận