Bệnh tiết niệu

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Ngày đăng: 24 Tháng Chín, 2022
5/5 - (1 bình chọn)

Các triệu chứng ban đầu của viêm niệu đạo thường khá nhẹ nhàng nên có nhiều người vẫn nghĩ đây không phải bệnh nghiêm trọng và dần dần sẽ tự hết. Vậy liệu rằng viêm niệu đạo có tự khỏi không? Làm thế nào để chấm dứt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.

Viêm niệu đạo là gì?

Để biết viêm niệu đạo có tự khỏi không thì trước hết bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân và diễn biến của bệnh lý này. Trong cơ thể, niệu đạo là đường ống nhỏ đảm nhiệm vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Viêm niệu đạo là tình trạng ống niệu đạo bị sưng viêm cản trở việc dẫn nước tiểu.

Dấu hiệu điển hình của viêm niệu đạo là chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu; một số trường hợp có thể xuất hiện dịch bất thường ở âm đạo, niệu đạo, dương vật. 

Viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Trả lời cho câu hỏi “viêm niệu đạo có tự khỏi không”, nhiều chuyên gia tiết niệu hàng đầu như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền), PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103) khẳng định đây là bệnh nhiễm trùng KHÔNG thể tự khỏi được mà cần phải điều trị và kết hợp với lối sống khoa học.

Nếu có dấu hiệu nghi ngờ viêm niệu đạo mà đợi tự khỏi thì các biểu hiện sẽ ngày một nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Giải đáp: Viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Giải đáp: Viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Điều trị viêm niệu đạo ra sao để an toàn và hiệu quả?

Giải đáp cho băn khoăn này, các chuyên gia khẳng định việc điều trị cần dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh cụ thể.

Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh

Thông thường trong những đợt viêm cấp tính, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tây y giúp cải thiện triệu chứng nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Một số thuốc phổ biến như  Cephalosporin, Ceftriaxone, Cephalexin (Keflex), Sulfamethoxazol/ Trimethoprim (Bactrim, Septra…), Fosfomycin (Monurol), Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid…)

Thời gian sử dụng kháng sinh tối thiểu từ 5 – 7 ngày và cần đảm bảo các nguyên tắc:

– Với viêm niệu đạo mức độ nhẹ và trung bình nên ưu tiên dùng kháng sinh đường uống và không lạm dụng kết hợp quá nhiều loại thuốc kháng sinh

– Với viêm niệu đạo mạn tính thường xuyên tái phát dùng thuốc kháng sinh không có cải thiện thì nên làm liệu pháp kháng sinh đồ giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp hơn

– Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian, không bỏ dở giữa chừng ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm sau một vài ngày

Thuốc kháng sinh tây y mặc dù có tác dụng nhanh nhưng vẫn có thể trở thành con dao hai lưỡi bởi một số tác dụng phụ như gây nóng trong, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, phát ban… Đáng lo nhất là nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, không đáp ứng với các thuốc kháng sinh thông thường.

Không nên lạm dụng kháng sinh chữa viêm tiết niệu

Không nên lạm dụng kháng sinh chữa viêm tiết niệu

Giải pháp thảo dược hỗ trợ trị viêm niệu đạo, viêm tiết niệu

Với viêm niệu đạo hay viêm tiết niệu nói chung, về lâu dài để kiểm soát bệnh tốt hơn, giảm nguy cơ tái lại, việc kết hợp sử dụng thảo dược có khả năng chống viêm tự nhiên ngày càng được ưa chuộng, điển hình nhất là Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi.

Tinh chất trong các thảo dược này có khả năng thấm sâu vào các cơ quan, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, xoa dịu nhanh các tổn thương, tăng cường chức năng tiết niệu nên tác dụng bền vững, an toàn, rất phù hợp với những người bị viêm niệu đạo mạn tính.

Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu tại Viện khoa học dược phẩm Monash- Australia và Đại học Quốc gia Cheng Kung – Đài Loan, Hoàng bá chứa Berberin và Palmatin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm.

Nghiên cứu tại Trường Y học cổ truyền Trung Quốc cho thấy, hoạt chất lobelanidine, lobeline trong Bán biên liên có khả năng lợi tiểu, giãn cơ trơn niệu quản giúp đào thải vi khuẩn nhanh, chống viêm tiết niệu tiến triển.

Nhọ nồi là vị thuốc nổi tiếng với tác dụng giảm đau, cầm máu giúp giảm rõ rệt tình trạng viêm, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt. Hiệu lực chữa viêm càng được tăng cường rõ rệt khi kết hợp bộ 3 thảo dược này cùng những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ chức năng thận, tiết niệu như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử…

Theo PGs.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương), để an toàn và tiện dụng, thay vì tự đun sắc các thảo dược, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm viên uống được bào chế hiện đại, chia liều dễ dàng.

Bài thuốc 7 thảo dược chữa viêm tiết niệu

Bài thuốc 7 thảo dược chữa viêm tiết niệu

Xem thêm: Công thức 7 thảo dược quý an toàn với bệnh viêm tiết niệu

Lối sống lành mạnh giúp đẩy lùi bệnh viêm niệu đạo

Ngoài việc tuân thủ điều trị, để trị viêm niệu đạo hiệu quả, người bệnh cần kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt theo những hướng dẫn sau:

– Bổ sung đủ chất lỏng, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, quan sát nước tiểu có màu vàng nhạt và trong để đảm bảo uống đủ nước

– Tăng cường thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như cam, bưởi, chanh, lê, táo,…

– Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán

– Tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như cà phê, rượu, bia,…

– Vệ sinh cá nhân đúng cách, lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh

– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn

– Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín dễ gây kích ứng

– Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn

– Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 – 3 tháng/lần

Thay vì mải băn khoăn “viêm niệu đạo có tự khỏi không” mà để lỡ thời điểm vàng chữa bệnh, bạn nên nhanh chóng đi khám, tuân thủ dùng thuốc đúng chỉ định, đồng thời kết hợp liệu pháp thảo dược để mau loại bỏ được căn bệnh này. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh viêm niệu đạo, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0972.032.029 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

Bí quyết chữa viêm tiết niệu bằng thuốc nam an  toàn

Viêm đường tiết niệu: Top những thực phẩm không nên ăn

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo: webmd.com, nhs.uk

Viết bình luận

  1. Phạm Văn Bá :

    Tôi 31 tuổi, hay tiểu lắt nhắt và buốt do viêm niệu đạo nhiều lần. Cứ uống thuốc tầm 5 ngày là đỡ nhưng chỉ sau khoảng 1,2 tuần lại bị lại. Dùng nhiều thuốc nên vừa rồi đi khám men gan tăng và tôi rất hay nổi mụn. Giờ tôi chuyển sang dùng stonebye thì nên dùng như thế nào? Bao lâu thì có hiệu quả?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Phạm Văn Bá,
      Với tình trạng viêm niệu đạo thường xuyên tái phát, bạn nên dùng Stonebye với liều 4 – 6 viên/ngày chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách các thuốc điều trị khác khoảng 1 giờ. Thông thường sau khoảng 2 – 3 tuần các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.
      Đây là sản phẩm với 100% thảo dược tự nhiên gồm Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử, Nhọ Nồi, Bán biên liên, Hoàng bá có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu như tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu tiện. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết lợi ích của sản phẩm với bệnh, viêm tiết niệu trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-stonebye.html
      Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên hạn chế các đồ ăn cay nóng vì có thể gây kích bàng quang, niệu đạo khiến các triệu chứng viêm trầm trọng hơn, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, không nên ăn quá mặn, hạn chế các loại đạm động vật, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, tăng cường vận động thể chất để nâng cao sức khỏe.
      Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0972.032.029
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!