Bệnh động kinh

Trẻ sốt co giật nhiều lần sẽ khiến não bộ dễ bị tổn thương, giảm tư duy trí nhớ

Ngày đăng: 24 Tháng Chín, 2019
5/5 - (2 bình chọn)

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan để con sốt cao quá thì có thể dẫn đến cơn co giật nguy hiểm. Còn khi không biết cách phòng ngừa để trẻ sốt co giật nhiều lần thì đa phần sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, não bộ và trí tuệ của trẻ.

Trẻ sốt co giật bao nhiêu lần thì có thể ảnh hưởng đến trí tuệ?

Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, xảy ra do nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc thay đổi quá nhanh khiến não bộ bị kích thích quá mức dẫn đến các cơn co giật. Co giật dù chỉ xảy ra một lần cũng có thể ảnh hưởng tới não bộ và khiến chúng hoạt động bất thường.

Bởi vậy, nếu để cơn co giật tái phát nhiều lần (từ 3 lần trở lên) nó có thể gây tổn hại đến các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ, thậm chí gây suy giảm trí nhớ, tư duy logic, trí tuệ ở trẻ.

Trẻ sốt co giật từ 3 lần trở lên có nguy cơ cao bị ảnh hưởng đến não bộ, trí tuệ

Mức độ ảnh hưởng đến trí tuệ khi trẻ sốt co giật nhiều lần

Cơn sốt co giật tái phát càng nhiều thì vùng não bộ sẽ bị tổn thương càng lớn và mức độ ảnh hưởng đến trí tuệ sẽ càng nhiều hơn. Có thể trong giai đoạn đầu, trẻ chỉ gặp tình trạng mất tập trung, thiếu ngủ, mệt mỏi,… nhưng về sau, khi cơn co giật tái diễn nhiều lần và tiến triển thành động kinh, trẻ sẽ gặp nhiều khuyết tật về ngôn ngữ, trí tuệ, cụ thể như sau:

– Suy giảm trí nhớ: Sốt co giật nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào thần kinh, khiến trẻ mất tập trung, dễ bị nhầm lẫn, lâu dài có thể gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

– Chậm phát triển ngôn ngữ: Những trẻ có tiền sử sốt co giật thường gặp nhiều khuyết tật về ngôn ngữ như chậm nói, nói ngọng, khả năng đọc, hiểu kém và gặp nhiều khó khăn trong học tập, cuộc sống.

– Tư duy logic kém: Tình trạng mất tập trung, mệt mỏi, hoặc kỹ năng ngôn ngữ kém sẽ cản trở quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, từ đó giảm khả năng tư duy logic ở trẻ.

Trẻ sốt co giật nhiều lần có thể bị giảm khả năng tư duy logic

Mẹo hạ sốt nhanh chóng giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng sốt co giật nhiều lần

Cách tốt nhất để ngăn chặn cơn co giật tái phát, đó chính là tránh để trẻ sốt quá cao. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng dưới đây:

– Dùng thuốc hạ sốt: Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện chớm sốt, nhiệt độ cơ thể 37.7 – 38.2 độ C, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng siro, viên đạn nhét hậu môn,… để giúp trẻ nhanh hạ sốt, đồng thời bổ sung Oresol đúng theo hướng dẫn nhằm cân bằng điện giải trong cơ thể trẻ.

– Đắp trán bằng chanh tươi, khoai tây: Cha mẹ có thể cắt chanh tươi và khoai tây thành các lát mỏng rồi đắp lên trán, khuỷu tay, chân… để trẻ nhanh hạ sốt.

– Uống nước rau húng quế: Lấy 20 lá húng quế, thêm 1 thìa gừng băm vào 200ml nước rồi đun cách thủy, sau đó cho thêm chút mật ong cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày.

Uống nước cỏ nhọ nồi: Đun sôi cây cỏ nhọ nồi sau đó vớt ra giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống mỗi lần khoảng 50ml.

Hành tây quấn quanh tay trái: Dùng khăn xô bọc ¼ củ hành tây đã băm nhuyễn và đắp vào vùng huyệt đạo, đường gân dưới cổ tay trái, điều này sẽ giúp trẻ nhanh hạ thân nhiệt.

Uống nước lá húng quế có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng

Giải pháp giúp giảm cơn co giật do sốt và bảo vệ trí não của trẻ

Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ, cha mẹ nên kết hợp cùng các sản phẩm bổ trợ có tác dụng trấn an tâm thần từ thảo dược tự nhiên như An tức hương, Câu đằng,…. Những thảo dược này có khả năng trấn tĩnh hệ thần kinh, hỗ trợ gia tăng nồng độ GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn co giật và phòng ngừa di chứng động kinh hiệu quả.

Không chỉ vậy, những thảo dược trên còn đóng vai trò như các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn, đồng thời tăng khả năng tập trung, cải thiện tư tuy, trí nhớ ở trẻ. Cha mẹ nên tham khảo và mua sản phẩm có chứa các thảo dược này về sử dụng sớm cho con theo liệu trình 3 – 6 tháng.

Xem thêm:

Giải pháp từ thảo dược giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật, bảo vệ trí não của trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật

Sốt cao co giật dù chỉ xảy ra một lần cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ và trí tuệ của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần chăm sóc thật tốt mỗi khi trẻ ốm sốt, đặc biệt phải nắm chắc và áp dụng đúng cách điều trị, giúp phòng ngừa nguy cơ sốt co giật nhiều lần cho trẻ. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện cho chúng tôi qua số 0243.775.90510972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Ds Mai Hoa

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận

  1. Hồng thắm :

    Dạ chào các chuyên gia, con em được 41 tháng nặng 15kg,bị có giật động kinh gần 2 tháng nay, em có cho uống thuốc theo theo chỉ dẫn cua bác sĩ vậy còn em có sự dụng được cốm không và liều dùng và cách thời gian uống thuốc tây như thế nào ạ.

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hồng thắm,
      Với tình trạng hiện tại của bé, bên cạnh tuân thủ sử dụng thuốc chống động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn nên cho con kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta liều 2 gói/ngày, chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thuốc tây từ 1 – 2 tiếng trong một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất. Sản phẩm sẽ hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt và hỗ trợ giảm nguy cơ các cơn co cứng, co giật, động kinh cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm và cách sử dụng trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-chuc-nang-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên qua điện thoại hoặc zalo số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!