Bệnh tiết niệu

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Ngày đăng: 26 Tháng Mười, 2020
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, thói quen vệ sinh,… Viêm tiết niệu lâu ngày có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để sớm giảm viêm? Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết.

Chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần lưu ý gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, kể cả với trẻ em nhỏ. Phần lớn trẻ thường không thể tự phát hiện được các triệu chứng bệnh nên cha mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho con. Việc điều trị viêm tiết niệu ở trẻ cần lưu ý:

– Nhận biết đúng triệu chứng viêm tiết niệu ở trẻ và cho bé đi thăm khám sớm như:

+ Trẻ biếng ăn, quấy khóc, có thể sốt cao, nôn chớ

+ Đau buốt khi đi tiểu khiến trẻ thường sờ tay vào bộ phận sinh dục

+ Tiểu rắt nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Trẻ đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm và bị ảnh hưởng đến giấc ngủ

+ Nước tiểu có màu sắc bất thường như nước tiểu đục, nước tiểu màu vàng đậm

– Cha mẹ không tự ý điều trị cho trẻ mà cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

– Tái khám định kỳ để đánh giá đúng tình trạng viêm

Bệnh viêm tiết niệu khiến trẻ gặp nhiều khó chịu

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Dựa vào mức độ viêm và tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.  Trong trường hợp viêm nhẹ,  triệu chứng thoáng qua thì chưa nhất thiết phải dùng thuốc ngay, cha mẹ chú ý cho con uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, trái cây và bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm như sữa chua, phô mai, nấm sữa,… Lưu ý rằng việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu tối đa nguy cơ tác dụng phụ gặp phải.

Thuốc kháng sinh tây y

Trong những đợt viêm cấp tính, bác sĩ thường chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng sinh với liều  lượng theo độ tuổi và cân nặng. Thời gian tối thiểu từ 3 – 5 ngày. Với những trẻ nhỏ có phản xạ nuốt kém (thường dưới 5 tuổi) sẽ ưu tiên các thuốc dạng nước, siro,… Hiện nay có một số kháng sinh chữa viêm tiết niệu ở trẻ như sau:

Kháng sinh

Liều dùng

Amoxicillin

50mg/kg/ngày chia làm 3 lần

Trimethoprim

2- 30mg/kg/ngày

Bactrim (chứa sulfamethoxazol và trimethoprim)

20 – 30mg/kg/ngày

Cephalosporin

50mg/kg/ngày

Ưu điểm dễ nhận thấy của các thuốc kháng sinh tây y là giúp xoa dịu nhanh triệu chứng viêm tiết niệu như đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt,… Tuy nhiên, việc dùng thuốc dài ngày khiến trẻ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,… nặng hơn là dấu hiệu li bì, sốc phản vệ. Chính vì vậy, dùng thuốc kháng sinh cho trẻ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Điều quan trọng là cha mẹ không tự ý mua kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định và không tự tăng giảm liều thuốc hoặc bỏ dở giữa chừng.

Trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì đều cần qua thăm khám trực tiếp

Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt

Trẻ bị viêm tiết niệu có thể kèm theo một số triệu chứng như đau nhức, sốt, buồn nôn,… Do đó, ngoài thuốc kháng sinh tây y, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen,…

Xem thêm:

Chữa viêm đường tiết niệu nên dùng kháng sinh tây y hay kháng sinh tự nhiên?

Thảo dược giảm viêm

Song song với thuốc tây, trẻ trên 7 tuổi bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, đặc biệt là khi có chứa các thành phần quen thuộc như Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi,…

Theo nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan), Hoàng bá chứa 2 hoạt chất quan trọng là Berberin và Palmatin có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như E.coli, tụ cầu, phế cầu, liên cầu, nấm candida,… mang lại hiệu lực chống viêm rõ rệt. Bởi vậy, thảo dược này còn được ví như “kháng sinh tự nhiên” với nhiều bệnh lý nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng đường tiểu (viêm tiết niệu). Tận dụng ưu điểm này, hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp Hoàng bá cùng nhiều vị thuốc khác để tạo nên những viên uống thảo dược an toàn dùng được cho cả trẻ nhỏ.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu

Bên cạnh việc điều trị đúng hướng dẫn, cha mẹ nên chăm sóc trẻ theo những hướng dẫn sau:

Nhắc trẻ uống nhiều nước lọc và các loại nước ép hoa quả tươi như cam, chanh, bưởi, quýt,… để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiểu

– Bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Hạn chế các loại nước ngọt có gas và các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, đường, muối,…

Trẻ bị viêm tiết niệu nên uống nhiều nước và tăng cường rau xanh

– Hướng dẫn trẻ thao tác vệ sinh hàng ngày, chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau

– Nhắc trẻ không nên nhịn tiểu vì bất kì lý do gì

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng khí cho trẻ

– Không sử dụng những loại sữa tắm, dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất gây kích ứng cho trẻ

Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về việc “trẻ bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì”. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào trong quá trình chăm sóc trẻ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ giảm viêm tiết niệu ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Top những sản phẩm không thể bỏ lỡ

Dược sĩ Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Viết bình luận