Khi thấy trẻ có biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc cổ, đi kiễng chân… nhiều phụ huynh lo lắng con mắc chứng rối loạn tic nhưng không biết phải đưa con đi thăm khám ở đâu, chuyên khoa gì để được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số địa chỉ uy tín, chất lượng cho các bậc phụ huynh tham khảo.
Mục lục
Tại Hà Nội
– Khoa Tâm bệnh hoặc Trung tâm phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879, đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Bạch Mai: số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa.
– Khoa Thần kinh – Bệnh viện 103: Số 158, đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám tăng động giảm chú ý
Tại Thanh Hóa
– Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa: Số 17, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
– Khoa Thần Kinh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa: Số 181, Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
Tại Nghệ A
– Bệnh viện Tâm Thần Nghệ An: Hồ Tông Thôc, Nghi Phú, thành phố Vinh.
– Khoa Thần kinh, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An: Km số 5 Lê Nin, Nghi Phú, thành phố Vinh.
Tại Hà Tĩnh
– Bệnh viện tâm thần Hà Tĩnh: đường Đồng Môn, khối phố Bắc Quý, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh.
Tại Quảng Ngãi
– Khoa Nội thần kinh, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: Lê Hữu Trác, Nghĩa Lộ – TP Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi
Tại Thừa Thiên Huế
– Bệnh viện tâm thần tỉnh Thừa Thiên Huế: Số 39, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long.
Tại Đà Nẵng
– Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi đồng 1: Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10.
– Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi đồng 2: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1.
– Khoa Tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Trung ương: Số 192, đường Hàm Tử, quận 5.
Chẩn đoán rối loạn tic không hề dễ, bởi các triệu chứng tic thường bị nhầm lẫn với thói quen, tật xấu của trẻ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dựa trên một số tiêu chí sau để nhận định chính xác tình trạng của trẻ:
– Trẻ có những biểu hiện tic vận động như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, lắc đầu,… hoặc tic âm thanh như ho hắng giọng, nói những câu từ vô nghĩa khó hiểu, “tục tĩu” không hợp ngữ cảnh. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trẻ mắc đồng thời cả hai biểu hiện của tic vận động và tic âm thanh, trường hợp này được xác định là hội chứng Tourette.
– Các triệu chứng tic xuất hiện thường xuyên và ít nhất trong 12 tháng liên tiếp.
– Tình trạng này khởi phát trước 18 tuổi.
– Những triệu chứng này không phải là tác dụng phụ của thuốc hoặc biểu hiện của các bệnh lý khác như bệnh Hungtington, viêm não,…
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện 1 số xét nghiệm như chụp MRI, chụp CT, điện não đồ, xét nghiệm máu,… để loại trừ các nguyên nhân khác có biểu hiện tương đồng hội chứng tic.
Xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh lý khác gây biểu hiện tương tự rối loạn tic
Đa phần các trường hợp rối loạn tic chỉ là rối loạn tạm thời, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển trí tuệ của trẻ. Chứng bệnh này thường khởi phát ở trẻ dưới 7 tuổi, và trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ 11 – 12 tuổi, sau đó giảm dần trong giai đoạn dậy thì. Những trường hợp bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ có thể khỏi hẳn nếu sớm phát hiện và điều trị.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không được quản lý tốt, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc xuất hiện thêm một số rối loạn thần kinh khác có thể khiến trẻ gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập.
Liệu pháp “đảo ngược” thói quen
Liệu pháp “đảo ngược” thói quen được xem là lựa chọn ưu tiên trong mọi phác đồ điều trị rối loạn Tic, bởi tỉ lệ thành công có thể đạt 70 – 100% và an toàn cho trẻ. Phương này được thực hiện bằng cách yêu cầu trẻ đứng trước gương, sau đó thực hiện các hành động thay thế của một tic trong 30 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.
Ví dụ như: Bạn có thể yêu cầu trẻ cười mỗi khi có biểu hiện tic là nháy mắt, hoặc hát một câu hát khi có triệu chứng ho hắng giọng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ thực hiện các bài tập thiền, yoga, hít sâu – thở chậm,… nhằm cải thiện tâm lý, tránh căng thăng, lo lắng quá mức – những yếu tố có thể khiến triệu chứng tic thêm trầm trọng.
Thuốc hóa dược
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc trị chứng rối loạn tic, tuy nhiên một số loại thuốc có thể giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng và hạn chế khởi phát các rối loạn thần kinh khác. Thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Haloperidol (Haldol), sau đó là Clonidine nếu trẻ không đáp ứng tốt với Haloperidol.
Tuy nhiên, thuốc tây luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như dị ứng, khô miệng, táo bón, suy giảm thị lực,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc và không tự ý thay đổi liều hoặc ngưng dùng đột ngột.
Thảo dược truyền thống
So với thuốc Tây y, các giải pháp từ thảo dược tự nhiên thường được ưu tiên sử dụng hơn trong điều trị rối loạn tic ở trẻ, bởi tính an toàn và hiệu quả vượt trội mà chúng mang lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tic là do sự tăng quá mức nồng độ Dopamine – chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hành vi, cảm xúc. Trong khi đó, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng trấn an tâm thần, gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine trong não bộ, nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, tặc lưỡi,… ở trẻ rối loạn tic. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có chứa bộ đôi thảo dược này để hỗ trợ điều trị chứng tối loạn tic cho trẻ.
Bộ đôi thảo dược An tức hương, Câu đằng giúp điều trị rối loạn tic hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
Giải pháp từ Câu đằng, An tức hương giúp cải thiện hiệu quả chứng rối loạn tic ở trẻ
Trẻ rối loạn tic nên ăn gì, kiêng gì?
Đọc đến đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể lựa chọn được địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị rối loạn tic cho con, đồng thời tìm được giải pháp giúp con sớm kiểm soát chứng bệnh này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Ds Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Tin liên quan
Thuytrang 18:43:45 : 24/07/2023
Bé bị triệu chứng rối loạn tic
trungmyjsc.com.vn 08:19:59 : 26/07/2023
Chào bạn thuytrang,
Với trường hợp bị tăng động giảm chú ý, bạn/người thân nên sử dụng cốm Egaruta trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Cốm Egaruta là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho trẻ tăng động giảm chú ý có thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não, giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, bốc đồng; giúp kiểm soát hành vi, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, chú ý tốt hơn. Thực tế, có rất nhiều trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý đã sử dụng cốm Egaruta kết hợp cùng liệu pháp giáo dục hành vi có kết quả rất tốt.
Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể liên hệ qua điện thoại/zalo số: 0972.032.029 để được hỗ trợ trực tiếp.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!