Theo số liệu thống kê, tỉ lệ người bị sỏi thận chiếm khoảng 10 – 12% dân số, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 30 – 40 trở lên. Tùy vào kích thước, vị trí sỏi thận mà có nhiều cách điều trị khác nhau. Cùng tìm hiểu các cách chữa sỏi thận dưới đây để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho chính mình và người thân.
Thuốc tây
Khi viên sỏi còn nhỏ và chưa có nhiều biến chứng thì sử dụng thuốc tây được ưu tiên hàng đầu để giúp người bệnh cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Một số loại thuốc tây thường được sử dụng là thuốc làm tan sỏi, thuốc giãn cơ trơn và thuốc giảm đau…
Tuy có nhiều lợi ích nhưng thuốc tây cũng tiềm ẩn tác dung phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh như: Dị ứng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, tim đập nhanh, suy tim sung huyết,… Bởi vậy, thuốc chỉ nên lựa chọn sử dụng khi thực sự cần thiết và trong thời gian ngắn.
Thuốc chữa sỏi thận có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh
Phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa, sỏi thận không thể tự đào thải khỏi đường tiết niệu mà lớn dần hoặc gây nhiều biến chứng nguy hiểm thì phẫu thuật là giải pháp được nhiều chuyên gia lựa chọn. Tùy vào kích thước, vị trí viên sỏi mà có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau, trong đó bao gồm:
Tán sỏi bằng sóng xung kích
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích được áp dụng với những người bệnh có sỏi kích thước dưới 3cm, không quá rắn, đồng thời phải không mắc kèm nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là phương pháp khá phổ biến trong những năm gần đây vì dễ thực hiện và hầu như không gây đau đớn. Tuy nhiên, người bệnh thường phải điều trị nhiều lần để đào thải hết sỏi.
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải với phương pháp này là bầm tím ở lưng, bụng, chảy máu quanh thận hoặc các cơ quan khác và rất khó chịu khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng
Một cách chữa sỏi thận được áp dụng khá phổ biến với sỏi <2cm là tán sỏi nội soi ngược dòng, bởi đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng ít xâm lấn và hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh.
Bác sĩ sẽ dùng một ống thông mềm di chuyển từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản và tiếp xúc trực tiếp với sỏi. Sau đó dùng năng lượng laser hoặc khí nén để phá vỡ viên sỏi và hút chúng ra ngoài. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng như đau thắt lưng, nhiễm khuẩn niệu, tổn thương niêm mạc niệu quản, thủng niệu quản,…
Tán sỏi thận qua da
Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một kim chọc qua vùng da lưng vào trong thận đủ để tạo một đường hầm cho ống nội soi đường kính khoảng 10 – 15mm tiếp cận viên sỏi, phá vỡ chúng và hút ra ngoài.
Đây là cách chữa sỏi thận khá hiệu quả, ít xâm lấn nhưng so với hai phương pháp trên, tán sỏi thận qua da vẫn bộc lộ một số nhược điểm như tăng nguy cơ chảy máu, tổn thương bàng quang, ruột, niệu quản, thận sau mổ và thời gian nằm viện cũng như hồi phục của người bệnh lâu hơn.
Tán sỏi qua da là cách chữa sỏi thận khá hiệu quả, ít xâm lấn
Phẫu thuật mổ mở
Cách chữa sỏi thận này chỉ được áp dụng với một số trường hợp như:
– Kích thước sỏi quá lớn không đáp ứng với các cách trên.
– Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng
– Viên sỏi bị kẹt trong niệu quản gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu.
– Người bệnh quá đau đớn hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm (nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy nhiều máu,…)
Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi có thể gây rất nhiều biến chứng cho người bệnh như nhiễm trùng, đứt động mạch, thậm chí là tử vong, đồng thời để hoàn toàn hồi phục, người bệnh có thể mất đến 1 – 1.5 tháng.
Phẫu thuật bằng robot
Phẫu thuật bằng robot là cách chữa sỏi thận mới nhất, thường được ứng dụng với một số trường hợp:
– Sỏi thận quá lớn hoặc ở những vị trí nguy hiểm
– Người bệnh gặp các vấn đề về thoát nước tại thận hoặc bị tắc nghẽn niệu quản.
Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế biến chứng, tăng độ chính xác, tuy nhiên chi phí cho một lần mổ lại rất cao.
Thảo dược tự nhiên
Thực tế việc sử dụng thuốc tây hay phẫu thuật chỉ là giải pháp tạm thời trong điều trị sỏi thận bởi nguy cơ tác dụng phụ hay biến chứng vẫn có thể xảy ra. Hướng tới những giải pháp an toàn, hiệu quả bền vững hơn, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên sử dụng một số loại thảo dược quý như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên,… bởi chúng có thể giúp loại bỏ nguyên nhân hình thành sỏi và ngăn ngừa sỏi tái phát rất tốt.
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… cho thấy, các thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu, điều chỉnh nồng độ các chất khoáng, làm tăng khả năng hòa tan, bào mòn sỏi và ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi mới, phòng biến chứng xảy ra. Do vậy, những người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ tái phát sỏi nên lựa chọn các chế phẩm có chứa những thảo dược trên.
Sử dụng thảo dược tự nhiên là cách chữa sỏi thận an toàn, hiệu quả bền vững
Có thể bạn quan tâm:
Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả
Bên cạnh việc thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, để phòng ngừa, điều trị và ngăn sỏi thận tái phát, bạn nên:
– Uống nhiều nước, ít nhất nên uống 2.6 lít nước/ngày (tương đương 8 – 10 cốc), nhất là khi sống ở những nơi quá nắng, nóng.
– Hạn chế muối trong khẩu phần ăn bởi natri trong muối có thể tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Bạn chỉ nên dùng tối đa 2.3g/ngày.
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, đặc biệt là cam, chanh, bưởi, quýt,… bởi chúng chứa nhiều citrate giúp ngăn chặn quá trình kết tinh tạo sỏi.
– Giảm lượng protein từ động vật như thịt bò, thịt gà, trứng,… bởi dư thừa đạm có thể gây tăng axit uric và gián tiếp làm giảm chất ức chế kết tinh sỏi (citrate) trong nước tiểu.
– Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá. Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, hạn chế ngồi quá lâu ở một chỗ.
Bệnh sỏi thận hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng phương pháp. Với các cách chữa sỏi thận trên, hi vọng bạn đã có thêm nhiều bí quyết để sớm thoát khỏi căn bệnh này. Đừng quên liên hệ tới số 024.3775.9051 – 0972.032.029 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Ds. Mai Hoa
Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/kidney-stones/surgery-for-kidney-stone#2
https://nyulangone.org/conditions/kidney-stones-in-adults/treatments/surgery-for-kidney-stones
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/diagnosis-treatment/drc-20355759
Tin liên quan
Viết bình luận