Bệnh tiết niệu

Sỏi bàng quang kiêng ăn gì?– Tham khảo ngay những lời khuyên hữu ích

Ngày đăng: 23 Tháng Sáu, 2020
5/5 - (2 bình chọn)

Sỏi đường tiết niệu, dù là sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo, đều có khả năng đào thải được ra ngoài nếu điều trị đúng cách và kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Vậy sỏi bàng quang kiêng ăn gì và nên ăn gì mới tốt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì?

Những thực phẩm ăn hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của sỏi bàng quang. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

Không ăn quá mặn

Dư thừa natri trong muối ăn sẽ ức chế sự tái hấp thu canxi tại tế bào ống thận, lúc này canxi dễ lắng đọng, làm gia tăng kích thước sỏi. Do đó, bạn nên tránh ăn mặn, lượng muối tối đa mỗi ngày không quá 2,3g và tránh những thực phẩm chế biến sẵn chứa trên 20% natri.

Cắt giảm lượng đạm động vật

Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và một số động vật có vỏ chứa lượng lớn hợp chất purine, chúng sẽ dễ chuyển hóa thành acid uric. Khi nồng độ purine tăng, dẫn đến acid uric trong máu tăng và được bài tiết nhiều qua nước tiểu, tăng nguy cao tạo sỏi. Do đó, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 150g thịt các loại.

Không lạm dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn

Sử dụng quá nhiều rượu, bia, cà phê,… sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận – tiết niệu khiến cơ thể dễ bị mất nước, nước tiểu bị cô đặc. Đây là điều kiện thuận lợi khiến sỏi dễ gia tăng về kích thước gây nhiều khó chịu hơn.

Rượu, bia và các đồ uống có cồn không tốt cho người bị sỏi

Không tự ý bổ sung viên uống chứa canxi

Với bệnh sỏi bàng quang và sỏi tiết niệu nói chung, bạn không tự ý dùng các viên uống chứa canxi hàm lượng cao để tránh lắng đọng canxi trong đường tiết niệu. Nếu đang mắc kèm các bệnh về xương, khớp cần bổ sung canxi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat

Lượng oxalat bổ sung hàng ngày cần cân bằng với lượng canxi từ thực phẩm để tránh dư thừa các khoáng chất và tạo sỏi. Các thực phẩm giàu oxalat cần lưu ý như khoai lang, khoai tây, củ đại hoàng,…

Xem thêm: Chương trình tư vấn chuyên gia về bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi bàng quang nên ăn uống như thế nào?

Dưới đây là một số lời khuyên trong ăn uống giúp tăng hiệu quả điều trị sỏi bàng quang:

Uống tối thiểu 1,5 lít nước mỗi ngày

Uống nước là giải pháp đơn giản giúp tăng đào thải sỏi và ngăn sỏi gia tăng về kích thước. Mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 8 – 12 cốc nước (tương đương 1,5 – 2 lít nước). Dấu hiệu cho thấy bạn uống đủ nước là nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong.

Bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày

Đây là nguồn cung cấp chất xơ và các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C,… giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và sức khỏe chung. Đặc biệt khi bị sỏi nên bổ sung trong khẩu phần ăn các loại rau xanh đậm, cam, chanh, bưởi, quýt, kiwi,… hoặc các loại nước ép trái cây.

Rau củ trái cây giàu dưỡng chất tốt cho người bị sỏi bàng quang

Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên

Chuyên gia tiết niệu khuyên rằng, khi bị sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) cần bổ sung canxi từ thực phẩm với lượng 800 – 1200mg/ngày và không nên kiêng hoàn toàn trứng, sữa, phô mai, hải sản,… Dưới đây là gợi ý hàm lượng canxi trong thực phẩm:

Tên thực phẩm

Lượng canxi

(mg/100mg thực phẩm)

Sữa và chế phẩm

Sữa bò tươi

120

Sữa dê tươi

150

Sữa chua

120

Sữa bột tách béo

1400

Phô mai

500 – 1300

Thủy, hải sản

Cá (nấu cả xương)

437

Tôm

161

Cua đồng

3520

Rau củ quả

Súp lơ xanh

150

Cải xoắn

205

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D từ các thực phẩm như cá hồi, cá trích, nấm,… giúp tăng hấp thu canxi của cơ thể, giảm nguy cơ lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu. Do đó, khi bị sỏi bàng quang, bạn nên bổ sung các thực phẩm này trong khẩu phần ăn.

Lời khuyên hữu ích khi bị sỏi bàng quang

Khi điều trị sỏi bàng quang, ngoài những hướng dẫn trong chế độ ăn uống, bạn nên chú ý:

– Thường xuyên tập thể thao giúp tăng cường sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây nhẹ nhàng… giúp nhanh tống đẩy sỏi và ngăn ngừa lắng đọng thêm khoáng chất tạo sỏi

– Không nên nhịn tiểu: hãy đi tiểu ngay khi mót tiểu và cố gắng làm rỗng bàng quang hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu

– Thăm khám sức khỏe định kỳ: dù chữa sỏi bằng phương pháp nào, bạn cần định kỳ 2 – 3 tháng đi siêu âm kiểm tra kích thước sỏi để có những điều chỉnh phù hợp.

– Dùng viên uống thảo dược để nhanh bài sỏi: Người bị sỏi bàng quang nên tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược chứa các thành phần tiêu biểu như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi,…. Đây là những vị thuốc giúp bài sỏi, giảm viêm rất công hiệu và khi kết hợp tạo thành bài thuốc sẽ làm tăng hiệu quả rõ rệt.

Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “sỏi bàng quang kiêng ăn gì” và trang bị những thông tin hữu ích nhất về chế độ ăn uống sinh hoạt trong bệnh sỏi bàng quang. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye  – Giải pháp dành cho người bị sỏi

Bật mí cách chữa sỏi bàng quang bằng thuốc nam tránh phải mổ, tán sỏi

 

Ds Nam Anh

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

https://www.livestrong.com/article/533964-what-causes-bladder-irritation-when-i-drink-soda/https://www.kidney.org/atoz/content/diet

 

Viết bình luận